Tây Sơn hổ tướng Nguyễn Văn Tuyết và câu nói vang danh thiên hạ

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nguyễn Văn Tuyết là 1 trong 7 vị hổ tướng của triều Tây Sơn. Ông nổi tiếng với câu nói bất hủ “Ra sức trừ khử sự đau khổ cho dân, vì cả cõi đời này mà tiêu diệt hết mọi bất bình, đó là sở nguyện của ta”.
Tây Sơn hổ tướng Nguyễn Văn Tuyết và câu nói vang danh thiên hạ
Danh tướng Nguyễn Văn Tuyết hay Đô đốc Tuyết không rõ năm sinh, chỉ biết mất năm 1802. Ông cùng với Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu, Nguyễn Văn Lộc tạo thành Tây

Danh tướng Nguyễn Văn Tuyết là người ở huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Ảnh: Báo

Trước năm 1771, tướng Nguyễn Văn Tuyết là người du thủ du thực, sống phiêu bạt khắp đó đây. Sau nhờ một người thầy dạy võ hết lòng yêu thương chỉ vẽ, lại còn đem con gái gả cho, ông trở thành người quyết chí đem tài sức của mình ra cứu khổ cho dân. Ảnh: Báo

Ông cùng vợ tham gia cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và nhanh chóng được anh em Tây Sơn trọng dụng. Ông nổi tiếng với cây ngân côn và ngựa Hãn huyết. Ảnh: Báo

>

Danh tướng Nguyễn Văn Tuyết là bậc võ nghệ cao cường, lại giàu mưu lược và có biệt tài cầm quân. Ông được phong dần lên đến Đô đốc. Các sự kiện lớn của nhà Tây Sơn đều có bóng dáng của ông. Ảnh: Báo

Năm 1786, sau khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long, giúp nhà Lê tiêu diệt chúa Trịnh, cử Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân và Nguyễn Văn Tuyết cùng ở lại coi giữ. Ảnh: Báo

Trong trận chiến chống lại 29 vạn quân Thanh xâ‌m lượ‌c cuối 1788, tình hình cấp bách, Đô đốc Tuyết đã đích thân cưỡi ngựa Hãn huyết suốt ngày đêm về cấp báo cho Nguyễn Huệ ở Huế. Ảnh: Báo

Khi Quang Trung xưng đế, Nguyễn Văn Tuyết được phong Đại đô đốc Kinh lược Hải Dương, thống lĩnh đại quân tả, kiêm bộ binh và thủy binh, phụ trách chống giặc ở mặt trận phía Đông. Với sức mạnh sấm sét của ngựa Hãn huyết và cây ngân côn làm cho quân Thanh kinh hồn bạt vía, góp phần vào thắng lợi Xuân Kỷ Dậu (1789). Ảnh: Báo

Sau khi vua Quang Trung đột ngột qua đời (1792), người kế vị Nguyễn Quang Toản (vua Cảnh Thịnh) lệnh cho Nguyễn Văn Tuyết về giữ kinh thành Huế. Ảnh: Báo

Biến cố Đô đốc Võ Văn Dũng (một trong Tây Sơn thất hổ tướng) giết lộng thần Bùi Đắc Tuyên đã làm vua Cảnh Thịnh rút nữ tướng Bùi Thị Xuân từ Quảng Nam về Huế, Đô đốc Tuyết quay trở lại giữ Bắc Hà. Ảnh: Báo

Năm 1801, Nguyễn Ánh phản công chiếm kinh đô Phú Xuân (Huế), Bùi Thị Xuân hộ tống vua Cảnh Thịnh chạy ra Bắc. Thế quân Nguyễn như chẻ tre, Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết cùng gia đình đưa vua Vượt sông Nhị Hà (sông Hồng) lên phía Bắc. Ảnh: Báo

Ngày 16/6/1802, khi chạy tới Xương Giang (thuộc tỉnh Bắc Giang ngày nay), Đô đốc Tuyết ở lại tử chiến, cho vợ đưa vua chạy tiếp. Ảnh: Báo

Mặc dù là mãnh tướng tung hoành ngang dọc, song do chênh lệch lực lượng và vũ khí, vòng vây áp sát, Đô đốc Tuyết trúng đạn tử trận, cây ngân côn bay vút lên trời. Ngựa Hãn huyết từng theo chủ kinh qua trận mạng, mình đầy thương tích cũng hí vang một hồi dài và gục chết bên xác chủ. Ảnh: Báo

Không chỉ được biết tới với những chiến tích oanh liệt, Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết còn nổi tiếng với câu nói bất hủ: “Ra sức trừ khử sự đau khổ cho dân, vì cả cõi đời này mà tiêu diệt hết mọi bất bình, đó là sở nguyện của ta”. Ảnh: Báo

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật