Bệnh nhân nCoV ở Mỹ nhận hóa đơn viện phí 22 tỉ đồng: Tôi còn chưa khỏi hẳn, phải chống gậy để đi

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ở Việt Nam, khi không may nhiễm nCoV thì mọi người sẽ được miễn phí hoặc hỗ trợ kinh phí trong cách ly điều trị là quá sướng rồi đấy nhé. Không phải ở đâu cũng vậy đâu.
Bệnh nhân nCoV ở Mỹ nhận hóa đơn viện phí 22 tỉ đồng: Tôi còn chưa khỏi hẳn, phải chống gậy để đi
Ảnh minh họa

Người phụ nữ Mỹ là nhân viên y tế hốt hoảng khi nhận hóa đơn điều trị nCoV lên tới 22 tỷ

Đó là tình huống mà cô Shenita Russie (42 tuổi) – nhân viên trị liệu hô hấp của TP. Little Rock, bang Arkansas (Mỹ) gặp phải. Theo đó, công việc của cô là thực hiện phương pháp hỗ trợ cho bệnh nhân nCoV.

Tại Mỹ, nhân viên trị liệu hô hấp cần tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng và còn phải thi để được cấp bằng hành nghề. Trong trường hợp của Russie, cô phải tới nhiều nơi để điều trị cho bệnh nhân nCoV và được xem là nhân viên y tế tuyến đầu.

Trong lúc làm việc ở TP. Boston, bang Massachusetts, không may cô đã nhiễm bệnh và phải nhập viện điều trị trong 1 tháng. Thời gian điều trị bệnh, có lúc cô chuyển biến nặng khiến bác sĩ phải đưa cô vào trạng thái hôn mê và tiếp tục nỗ lực cứu chữa.

Sau 1 tháng thì tình hình của cô cũng được cải thiện và được cho xuất viện. Tuy nhiên, khi nhìn tờ hóa đơn y tế, cô đã vô cùng hoảng hốt. Bời, tờ hóa đơn y tế của cô đã lên tới gần 1 triệu USD (hơn 22 tỉ đồng).

Nhìn số tiền mà mình phải thanh toán, Russie vô cùng sốc. Bởi, với một nhân viên y tế bình thường, gần 1 triệu USD là khoản chi phí quá lớn. Trong khi đó, bình thường chi phí điều trị nCoV tại một số bệnh viện lớn ở Mỹ cũng chỉ rơi vào hơn 60.000 USD (khoảng 1,4 tỷ đồng). Vậy mà cô thì phải trả tới gần 1 triệu USD lận.

‘Nhìn con số trong hóa đơn y tế, tôi vô cùng kinh ngạc’, Russie nói. Hiện tại, cô đang sống tại thành phố Little Rock cùng gia đình và phải vật lộn với một số di chứng kéo dài của nCoV.

Cô nói rằng mình phải chống gậy để đi và không thể làm việc được nữa. Vậy nhưng cô và gia đình còn phải chi trả thêm nhiều khoản tiền khác cho dịch vụ tư vấn, phục hồi chức năng ở bệnh viện Baptist Health ở thành phố Little Rock.

Cô Shenita hết gần một triệu USD sau 1 tháng điều trị Covid-19 tại Mỹ

Cũng may là vì cô là nhân viên y tế nên cũng nhận được một khoản hỗ trợ để bù đắp cho những rủi ro mà công việc của mình mang lại. Tuy nhiên, truyền thông Mỹ không nói rõ là cô được hỗ trợ bao nhiêu và có được bảo hiểm y tế chi trả hay không.

Họ chỉ nói rằng đang tiếp tục thảo luận với các bên để giải quyết hóa đơn y tế. Trước đó, vì khoản tiền quá lớn nên Russie đã lập một tài khoản trên trang gây quỹ cộng đồng để tìm nguồn tiền chi trả cho hóa đơn. Tuy nhiên, hiện tại tài khoản này đã đóng lại.

Hình minh họa, internet

bệnh nhân nCoV phải chịu tới 203 di chứng sau khi khỏi bệnh

Tờ Guardian đưa tin: Kết luận này được đưa ra dựa trên nghiên cứu quy mô quốc tế lớn nhất từ trước tới nay về người mắc nCoV. Theo đó, nghiên cứu phát hiện một loạt triệu chứng của bệnh nhân nCoV kéo dài như: sương mù não (một dạng rối loạn nhận thức), ảo giác, rùng mình, ù tai. Các triệu chứng này xuất hiện ở 10 hệ thống cơ quan của c‌ơ th‌ể. Có 1/3 số triệu chứng tiếp tục ảnh hưởng tới bệnh nhân ít nhát 6 tháng.

Đây là nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Eclinical Medicine của Lancet. Nghiên cứu này khảo sát 3.762 trường hợp mắc nCoV kéo dài tại 56 quốc gia. Cuối cùng, các nhà khoa học xác định 203 triệu chứng, trong đó có 66 triệu chứng được theo dõi trong 7 tháng. Cụ thể:

Triệu chứng phổ biến nhất là mệt, khó chịu sau gắng sức và sương mù não. Các triệu chứng khác gồm: ảo giác, rùng mình, ngứa da, thay đổi chu kỳ ‘dâu rụng’, suy giảm chức năng SL, tim đập nhanh, vấn đề kiểm soát bàng quang, zona, mất trí nhớ, thị lực mờ, tiêu chảy, ù tai.

Nhà nghiên cứu Athena Akrami (ĐH London) cho biết: ‘Phần lớn các triệu chứng còn lại mang tính hệ thống như điều tiết thân nhiệt, mệt, khó chịu sau gắng sức, triệu chứng thần kinh ảnh hưởng tới não, cột sống và dây thần kinh.

Khoảng 22% số người tham gia nghiên cứu cho biết họ không làm được việc sau khi khỏi bệnh nên bị sa thải, nghỉ ốm kéo dài hoặc bỏ việc. Có 45% người cho biết họ phải giảm lịch làm việc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật