COVID-19: Thái Lan tiêm chủng miễn phí cho một nửa dân số trong 2021

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã công bố một kế hoạch dài hạn để đảm bảo người dân Thái Lan sẽ được tiếp cận với các loại vắcxin sản xuất trong nước với giá cả phải chăng.
COVID-19: Thái Lan tiêm chủng miễn phí cho một nửa dân số trong 2021
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Samut Sakhon, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã tái khẳng định rằng một nửa dân số Thái Lan sẽ được tiêm vắcxin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 miễn phí trong năm nay.

Quốc gia Đông Nam Á này sẽ bắt đầu công tác tiêm phòng vào tháng tới.

Truyền thông Thái Lan ngày 7/1 đưa tin, trên trang Facebook cá nhân, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã công bố một kế hoạch dài hạn để đảm bảo người dân Thái Lan sẽ được tiếp cận với các loại vắcxin sản xuất trong nước với giá cả phải chăng.

Cụ thể, Thái Lan sẽ nhận được 200.000 liều vắcxin đầu tiên do công ty dược phẩm Sinovac của Trung Quốc sản xuất vào tháng Hai. Số vắcxin này sẽ được dành cho nhân viên y tế tuyến đầu và những người cao tuổi có nguy cơ cao. Đây là lô đầu tiên của đơn đặt hàng gồm 2 triệu liều vắcxin mà Chính phủ Thái Lan đặt mua từ Sinovac. Lô thứ hai gồm 800.000 liều và 1 triệu liều còn lại sẽ đến vào cuối tháng Ba và tháng Tư tới.

Trước đó, Chính phủ Thái Lan đã đặt hàng trước 26 triệu liều vắcxin từ công ty AstraZeneca và đang tìm mua thêm 35 triệu liều vắcxin nữa.

Thủ tướng Prayut Chan-o-cha khẳng định chính quyền và ngành y tế đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc nghiên cứu và sản xuất vắcxin ngừa COVID-19 tại địa phương.

Theo ông Prayut Chan-o-cha, công ty dược phẩm Siam Bioscience đã nhận được nhượng quyền từ Đại học Oxford và công ty AstraZeneca để sản xuất vắcxin và có kế hoạch sản xuất 200 triệu liều/năm.

Ngoài ra, các cơ sở y khoa tại Đại học Chulalongkorn cũng có kế hoạch sản xuất vắcxin ngừa COVID-19 riêng.

Trong ngày 7/1, Thái Lan ghi nhận thêm 305 ca mắc COVID-19 và một ca t‌ử von‌g, nâng tổng số ca mắc ở quốc gia Đông Nam Á này lên 9.636 ca, trong đó có 67 ca t‌ử von‌g do COVID-19.

Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong khi đó, trong buổi họp báo ngày 7/1, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của nước này có thể bắt đầu sớm nhất là vào giữa tháng Hai, với mục tiêu có 4 triệu người Australia được tiêm chủng vào cuối tháng Ba.

Theo ông Morrison, đợt tiêm chủng đầu tiên sẽ bắt đầu từ giữa hoặc cuối tháng Hai, với 80.000 mũi /tuần dành cho những người có nguy cơ cao nhất, bao gồm nhân viên tại các cơ sở cách ly người nhập cảnh và những người làm các công việc có liên quan đến người nhập cảnh, nhân viên y tế, nhân viên chăm sóc người cao tuổi và người khuyết tật, người cao tuổi và người khuyết tật.

Trẻ em sẽ là nhóm cuối cùng được tiêm chủng, do ít nguy cơ mắc bệnh cũng như chưa có đủ dữ liệu về tác dụng của vắcxin đối với các nhóm nhỏ tuổi.

Ông Morrison cho biết chính phủ sẽ đẩy nhanh quá trình phê duyệt và phân phối vắcxin trong khi vẫn bảo đảm đầy đủ các bước theo quy định.

Dự kiến, vắcxin của Pfizer sẽ là loại vắcxin đầu tiên được Cơ quan quản lý sản phẩm trị liệu Australia (TGA) phê duyệt vào cuối tháng Một. Sau khi được phê duyệt, sẽ mất khoảng hai tuần để các lô vắcxin cập cảng Australia và mất thêm một tuần nữa cho việc thử nghiệm lần cuối, trước khi được đưa vào sử dụng rộng rãi.

Bộ trưởng Y tế liên bang Australia, Giáo sư Brendan Murphy cho biết vắcxin của Pfizer cần được tiêm hai mũi, với hai mũi cách nhau một vài tuần. Sau đó, Australia sẽ tiến hành tiêm phòng toàn dân với vắcxin của AstraZeneca, loại vắcxin này sẽ được sản xuất với số lượng lớn ngay tại Australia.

Cũng tại buổi họp báo, Thủ tướng Morrison cảnh báo chương trình tiêm chủng sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 và Australia sẽ duy trì các biện pháp phòng dịch trong năm 2021  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11038
  1. Trung Quốc thêm 757 ca Covid-19 sau gần 1 tuần, dịch ở Bắc Kinh liên quan biến thể ở Anh
  2. Nhật Bản mua thêm vắcxin ngừa COVID-19 của Pfizer
  3. Mỹ: 18 thành viên gia đình mắc COVID-19 sau buổi tiệc đoàn tụ
  4. Pfizer chậm bàn giao vaccine, Italy cảnh báo hành động pháp lý
  5. Những “thủ lĩnh” giúp người Việt ở nước ngoài kiên cường chống COVID-19
  6. WEF: Dịch COVID-19 và tác động kinh tế là những mối đe dọa toàn cầu
  7. Thế giới tiến gần mốc 95 triệu người mắc Covid-19, Châu Âu có tốc độ lây nhiễm cao nhất
  8. Kinh tế Anh giảm 2,6% khi tiến hành phong tỏa lần hai vì COVID-19
  9. Tổ chức Y tế Thế giới: Năm COVID-19 thứ hai có thể khó khăn hơn
  10. Kinh hoàng ca nhiễm COVID-19 toàn cầu tăng gấp đôi chỉ 10 tuần
  11. Trung Quốc: Tiêm chủng cho 1 triệu dân thủ đô, phong tỏa nhiều làng
  12. Một số triệu chứng sau khi điều trị của bệnh nhân COVID-19
  13. Indonesia cấp phép sử dụng vắcxin phòng COVID-19 của Trung Quốc
  14. WHO sắp đến Trung Quốc tiến hành cuộc điều tra được mong đợi lâu nay về nguồn gốc virus corona
  15. Thái Lan dự kiến tiêm vaccine ngừa Covid-19 trong quý I
  16. Trung Quốc tăng cường biện pháp phòng COVID-19 dịp Tết nguyên đán
  17. Dịch Covid-19: Trung Quốc dừng phương tiện giao thông công cộng ở 2 thành phố của Hà Bắc
  18. Thái Lan chống chọi “sóng thần” Covid-19
  19. Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp tại vùng thủ đô Tokyo
  20. Ukraine điều tra thông tin về tiêm vaccine chưa được cấp phép
  21. Phái đoàn quốc tế chưa vào được Trung Quốc để điều tra nguồn gốc Covid-19
Video và Bài nổi bật