5 điểm nóng của đại dịch Covid-19

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đến lúc này trên thế giới đã có trên 77 triệu người lây nhiễm virus corona, khiến trên 1,7 triệu người t‌ử von‌g nhưng tại Việt Nam, mọi việc đều đang nằm trong tầm khống chế. Chúng ta cùng điểm lại 5 điểm nóng chống dịch khó quên trong năm 2020.
5 điểm nóng của đại dịch Covid-19
 Bộ đội Hóa học khử trùng trên phố Trúc Bạch. Ảnh: Phạm Hùng

1. Sơn Lôi. Ngày 13/2, để kiểm soát dịch Covid-19 ở ổ dịch lớn nhất cả nước lúc đó (11 ca bệnh) tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định phong tỏa, cách ly y tế toàn xã Sơn Lôi. Xã Sơn Lôi có gần 1 vạn dân, ở vị trí cửa ngõ các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc nơi có 6 người đã bị lây nhiễm. Mỗi ngày, nơi đây có hàng ngàn công nhân các khu công nghiệp đi qua để đến nơi làm việc. Trong làng, nhiều bà con làm nhà trọ cho công nhân thuê dài hạn. Do đó, những ngày đầu khi bắt đầu thực hiện cách ly, có 12 lối vào xã nên phải bố trí 12 điểm chốt giữ với khoảng 500 cán bộ, chiến sĩ công an, dân quân. Bộ Y tế đã cử 2 đội công tác đặc biệt trực 24/24h tại Bình Xuyên, hỗ trợ tại chỗ công tác giám sát dịch cũng như điều trị cho bệnh nhân. 

2. Trúc Bạch. Tối ngày 6/3/2020, Hà Nội công bố ca bệnh đầu tiên, BN17 là một bệnh nhân nữ 26 tuổi trên chuyến bay VN0054 từ London về Hà Nội vào ngày 2/3/2020, lây cho 3 người khác. Sở dĩ người ta nhắc nhiều đến từ khoá “Trúc Bạch” trong công cuộc chống dịch bởi đây là ca bệnh đầu tiên của Hà Nội. Đêm ấy người dân Hà Nội vội chạy đến các siêu thị, khuân về nhà sạch sành sanh nước rửa tay, giấy vệ sinh, lương thực, thực phẩm, mì tôm…với tâm lý lo lắng, bất ổn.

Cả nước nhìn về Hà Nội, bởi quan điểm, cách làm của Thủ đô sẽ tạo nên tiền lệ, kinh nghiệm điều hành, chỉ đạo cho các địa phương. Ngay trong phiên họp vào nửa đêm 6/3/2020, Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ đã xác định:“Trong công tác phòng chống dịch Covid-19, quan trọng nhất vẫn là minh bạch các thông tin. Tổ chức tốt cách ly theo các cấp độ vẫn là giải pháp hàng đầu”. Thực tế sau này đã diễn ra đúng như chỉ đạo của người đứng đầu Thành uỷ.Trong đêm 6/3, Hà Nội đã kích hoạt các biện pháp chống dịch, lập tức cách ly cả khu vực 22 hộ dân và 176 nhân khẩu ở Trúc Bạch. Cùng với đó Hà Nội đã sẵn sàng các khu cách ly tập trung với hơn 5.000 giường bệnh, nhưng TP vẫn dự trù thêm các cơ sở cách ly để bảo đảm đủ giường bệnh nếu dịch diễn biến phức tạp. Các cơ quan chức năng phải lựa chọn xong các địa điểm cách ly bổ sung để nhanh chóng trang bị cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bảo đảm công tác cách ly. 584 trạm y tế tại các phường, xã cũng được khử khuẩn và bố trí phòng cách ly.

3. Bạch Mai.

Ngày 20/3/2020, Bộ Y tế thông báo hai nữ điều dưỡng của Trung tâm bệnh nhiệt đới, bệnh viện Bạch Mai, mắc Covid-19 (BN86, BN87), từ đây có tổng cộng 46 bệnh nhân liên quan, trong đó Công ty Trường Sinh có 27 người (kể cả 1 người nhà nhân viên). Kinh nghiệm thế giới cho thấy khi ổ dịch xuất hiện tại bệnh viện, trực tiếp lây lan vào đội ngũ y, bác sĩ nếu không sớm dập tắt dễ gây sự hoang mang, làm cho đội ngũ của những người chống dịch mất sức chiến đấu. Là địa điểm tập trung đông người, các bệnh nhân lại đang trong quá trình điều trị, đã có sẵn bệnh nền, sức đề kháng yếu rất dễ gây ra t‌ử von‌g.4.000 nhân viên y tế và gần 1.000 bệnh nhân đang điều trị tại viện, phải xét nghiệm. bệnh viện Bạch Mai bị phong tỏa 14 ngày kể từ 28/3, khi Bộ Y tế xác định có 8 ca dương tính với Covid-19 liên quan đến cơ sở y tế này. Hà Nội cũng đưa trên 600 người nhà của bệnh nhân đi cách ly tập trung tại khu ký túc xá Đại học FPT (Hoà Lạc, Thạch Thất, Hà Nội).

4. Đà Nẵng.

Sau 99 ngày không có ca lây nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng, ngày 24/7/2020 Việt Nam đón nhận tin dữ: Một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 lần thứ 3 đã được ghi nhận ở Đà Nẵng, trở thành ca bệnh số 416. Đây thực sự là tin sốc đối với đồng bào cả nước bởi khi các đường bay quốc tế chưa được khai thông thì Đà Nẵng là điểm đến ưa thích của du lịch nội địa. Hàng ngày có 11 đường bay đến/đi Đà Nẵng từ các địa phương, với khoảng 100 chuyến. Tại thời điểm đó, chỉ riêng khách du lịch bằng đường hành không đã lên đến con số 80.000 người, nếu tính cả đường bộ, đường sắt, con số lên đến trên 100.000.Trong vòng 7 ngày, chính quyền địa phương 7/7 quận, huyện Đà Nẵng thiết lập 41 cơ sở cách ly tập trung hơn 11.000 trường hợp F1. Điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có liên quan, đến bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 15/7 đến 26/7/2020. Thành phố huy động phương tiện vận chuyển 10.680 lượt người cách ly. Tổng số xét nghiệm: 327.342 trường hợp. Trong đó: 297.780 người Đà Nẵng (chiếm tỷ lệ 25,24% dân số) thực hiện xét nghiệm 309.575 lượt. Trong giai đoạn này Đà Nẵng xuất hiện 389 ca Covid-19; 355 ca khỏi bệnh; 31 ca t‌ử von‌g ghi nhận tại Đà Nẵng; 03 ca t‌ử von‌g sau khi điều trị khỏi COVID-19.5.

TP Hồ Chí Minh.

Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại TP Hồ Chí Minh phát hiện 2 ca nhiễm Covid-19 lây nhiễm từ khu cách ly, do ý thức kém của một tiế‌p viê‌n Vietnam Airlines. Ngay lập tức tất cả 129 bệnh viện thuộc bộ ngành, công lập và tư nhân đã được kích hoạt công tác phòng chống dịch sau ca nhiễm, chính quyền quận, huyện, công an, quân đội vào cuộc, 50 ngàn học sinh nghỉ học.Ngay trong tuần đầu tiên, TP Hồ Chí Minh đã làm 3.263 mẫu xét nghiệm, trong đó: 861 trường hợp tiếp xúc gần (F1) chỉ phát hiện 2 trường hợp dương tính và cơ bản không chế được dịch, cách ly 5.500 người. Ngày 3/12/2020 Cơ quan an ninh điều tra của Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố vụ án ‘‘Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người’’ bệnh nhân 1342 bước đầu bị điều tra và xác định có dấu hiệu vi phạm Pháp Luật. Đây là người đầu tiên và duy nhất trong năm 2020 bị khởi tố Hình Sự do vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 nhưng ghi nhận Chính phủ Việt Nam rất cương quyết trong trận chiến không tiếng súng này.Điểm chung của 5 điểm nóng tại 4 địa phương, trong đó có 3 TP lớn nhất cả nước trong công tác phòng, chống dịch là thái độ kiên quyết trong hành động, luôn đặt tính mạng người dân lên trên hết của chính quyền địa phương.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật