Kiên Giang: Nông dân thu hoạch lúa trong... nghẹn ngào

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vụ hè thu năm nay, nông dân huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) chi phí nhiều để khắc phục tình trạng thiệt hại do ảnh hưởng mưa, bão...
Kiên Giang: Nông dân thu hoạch lúa trong... nghẹn ngào
Nông dân thu hoạch lúa ở huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) phải cắt tay vì lúa ngập nên gãy ngã không thể cắt bằng máy. Ảnh: PV

Xem Video: Mưa giông lớn tại Hà Nội do ảnh hưởng của cơn bão số 4

Còn nước còn tát nhưng nước đã tràn bờ

Do ảnh hưởng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới lượng mưa lớn đã làm ngập các cánh đồng của nông dân gây nhiều thiệt hại.

Theo tổng hợp của Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thuận, diện tích bị ngập của huyện hơn 2.166ha, diện tích bị thiệt hại 1.211ha, trong đó thiệt hại từ 30 - 70% là 435ha, hơn 70% là 776 ha. Diện tích tôm nuôi bị ngập gần 500ha.

Hiện tình hình mưa cơ bản có giảm nhưng mực nước vẫn còn cao. Nước sông cao hơn nước trong ruộng nên gây khó cho việc bơm tát, làm ngập úng diện tích lúa.

Chỉ tay về cánh đồng, đôi mắt đầy vẻ mệt mỏi, ông Võ Văn Vũ, một nông dân xã Vĩnh Bình Nam tâm sự: “Năm nay, tôi làm 22 công, gần tới ngày thu hoạch bị mưa bão, ngập úng thiệt hại khoảng 70%. Tôi cắt chạy lũ 1 công được có 6 bao, năm rồi được 800kg/công thì năm nay chưa được 300kg/công”.

Ông Vũ cho biết thêm, so với những hộ xung quanh, lúa nhà ông thu hoạch được từng đó là mừng lắm rồi vì nhiều hộ khác mất trắng. Tình hình lúa như vậy nên thương lái cũng bỏ cọc luôn.

Thông tin từ ngành chuyên môn, năm nay thời tiết tương đối khó khăn, nắng hạn kéo dài, khi gieo sạ thì thiếu nước, lúa bị chết rất nhiều, có người bỏ không dặm. Đến giai đoạn gần thu hoạch thì gặp ảnh hưởng bão, cộng với triều cường dâng cao, nhất là những đám lúa dọc theo con sông, nước tràn bờ không bơm ra được. Chi phí năm nay bà con đầu tư rất cao, nếu thuê thêm cho phần thu hoạch thì phần thu được không đáng là bao so với phần bỏ ra thuê nên nhiều người đành bỏ không thu hoạch.

Mong muốn đưa cơ giới hóa vào đê bao khép kín

Trước tình hình khó khăn hiện nay, người nông dân mong mỏi đưa cơ giới hóa vào đê bao khép kín, có như vậy người nông dân mới khôi phục và duy trì sản xuất cho những vụ tiếp theo.

Ông Trần Ngọc Nhu, xã Vĩnh Bình Nam cho biết: “Bây giờ tôi vận động bà con ở đây bơm nước ra bớt, vì máy đi vào một lần nước tràn qua 3, 4 lần bị chìm hết lúa làm sao cắt được. Nếu mình có đê bao khép kín, có trạm bơm thì bà con đỡ lo. Đợt này cắt được bao nhiêu trả cho vật tư phân bón, giống thì còn lỗ chứ đừng nói hòa vốn”.

Ông Nguyễn Trọng Hữu, Bí thư - Trưởng ấp Bình Phong, xã Vĩnh Bình Nam cho biết, hiện giờ hợp tác xã trong ấp Bình Phong đang thu hoạch, năng suất rất thấp.

“Người dân hiện gặp khó vì lúa ngã thì máy cắt không được, cắt tay thì chi phí thuê khá cao. Năm nay, sản xuất không có lãi nên địa phương rất mong các cấp các ngành hỗ trợ kinh phí để gia cố đê bao nhằm bảo vệ diện tích lúa, hoa màu của ấp”, ông Hữu nói.

Ông Hữu mong mỏi sẽ đầu tư hỗ trợ trạm bơm để khi có mưa ngập thì sẽ giải quyết việc bơm tát lúa được tốt hơn.

Ngoài lúa, hoa màu cũng thiệt hại không kém. Trường hợp của anh Nguyễn Đông Thái, dưa lưới trồng 20 ngày thì bị mưa, nước dâng thiệt hại 100%.

“Hoa màu chết sạch, lúa thì 1 công thu được 5 bao, nông dân lỗ nặng, thâm hụt nguồn vốn vay. Chúng tôi mong được hỗ trợ vốn để có nguồn mà đầu tư cho vụ mới chứ hiện giờ là nông dân trắng tay”, anh Thái buồn bã nói.    

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10920
  1. Gần 4.000 tàu thuyền Hà Tĩnh tránh trú an toàn trước giờ bão số 8 đổ bộ
  2. Cập nhật diễn biến của bão số 8 đang trên vùng biển Hà Tĩnh - Quảng Trị
  3. Bão số 8 đổ bộ đêm nay, bão số 9 khả năng giật cấp 15 nối gót vào Biển Đông đêm mai
  4. BĐBP Nghệ An chủ động ứng phó với bão số 8
  5. Xuyên đêm mở đường, thông tuyến chạy đua với bão số 8
  6. Bão số 8 đổ bộ Hà Tĩnh - Quảng Trị đêm 25/10, bão số 9 khả năng giật cấp 15 nối gót vào Biển Đông đêm 26/10
  7. Bão số 8 giật cấp 8, cách bờ biển Hà Tĩnh hơn 100km
  8. Mưa do ảnh hưởng bão số 8 khiến việc cứu trợ tại Quảng Trị gặp khó khăn
  9. Bão số 8 sẽ đổ bộ vào sáng sớm 26/10, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 9
  10. Dự báo bão số 8 sẽ đổ bộ vào đất liền sáng sớm mai (26/10)
  11. Bão số 8 sắp đổ bộ miền Trung, nguy cơ lũ, ngập úng quay trở lại
  12. Bão số 8 tiến sát đất liền, miền Trung mưa to
  13. Miền Trung dốc sức khắc phục mưa lũ, đối phó bão số 8
  14. Bão số 8 tiến vào đất liền, Nghệ An – Thừa Thiên Huế mưa lớn
  15. Thời tiết 24-10: Bão số 8 đổ bộ, miền Trung mưa lớn quay trở lại
  16. Bão số 8 sẽ suy yếu thành áp thấp đi vào vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình
  17. Khả năng có thêm cơn bão đi vào Biển Đông từ đêm 26/10
  18. Bão giảm cấp khi vào vùng biển Hà Tĩnh - Quảng Bình
  19. Sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân
  20. Bão số 8 có thể đổ bộ các tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Trị vào ngày mai
  21. Khẩn trương ứng phó bão số 8, khắc phục hậu quả mưa lũ
  22. Bão số 8 giảm cấp, thẳng tiến Hà Tĩnh đến Quảng Trị
Video và Bài nổi bật