Người sưu tầm cổ vật kỳ lạ ở Tây Đô

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vốn rất đam mê sưu tầm hiện vật có liên quan đến đời sống, sinh hoạt xã hội đặc biệt là các bộ quần áo của nhiều thành phần trong xã hội phong kiến; các phương tiện tham gia giao thông ở đất Tây Đô xưa cùng nhiều cổ vật rất độc đáo, quý hiếm khác.
Người sưu tầm cổ vật kỳ lạ ở Tây Đô
Ảnh minh họa

Xem Video: Cổ vật từ đáy sông Hương

Ông Nguyễn An Hà, ngụ phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ đã cất công sưu tầm ở nhiều nơi để hiện nay người duy nhất đất Tây Đô sở hữu nhiều phương tiện vận tải và nhiều loại quần áo của quan lại, chức sắc, chức việc lẫn người dân nông thôn.

Ông Hà (bên trái) cùng một khách tham quan

Sưu tầm để không lãng quên quá khứ

Ông Nguyễn An Hà tâm sự, “tôi bắt đầu cuộc hành trình kỳ lạ của mình từ năm 2008 đến nay. Nghe nói ở đâu có cổ vật từ bộ ghế, chiếc giường, những viên gạch xưa phá bỏ để xây dựng mới đến những chiếc xe máy cổ lỗ sĩ, những chiếc xe quân sự trong chiến tranh… tôi đều tìm đến để mua bằng được. Thấy sự nhiệt tìn‌ּh của tôi, nhiều người đã hào phóng “biếu không” để làm kỷ niệm nhưng cũng có người “hét” giá trên trời thì đành thôi.

Ấn tượng nhất đối với chúng tôi khi được tham quan dàn xe “cổ” từ hàng chục năm qua đã được ông Hà gia cố, làm mới khá bắt mắt như các chiếc xe kéo tay thời Pháp thuộc, xe lôi đạp, xích lô máy, xe lôi máy, xe lam 3 bánh, xe “hỏa tiễn” 3 người và những chiếc xe quân sự được bố trí thứ tự ngăn nắp để du khách tiện tham quan, chụp ảnh lưu niệm.

Kể về bộ sưu tập, ông Hà nói vui, “tôi muốn lưu lại chuỗi các phương tiện từ thô sơ ban đầu đến hiện đại để lớp trẻ biết lớp người đi trước di chuyển, mua bán, đi lại bằng những phương tiện nào, kích thước, cấu tạo, hình dáng ra sao. Thấy đơn giản vậy chớ đi tìm mua khó lắm, người ta toàn bán lại với giá cao bởi biết mình mua về trưng bày cho khu du lịch. Khó nhất là việc thẩm định năm ra đời và tìm mua đầy đủ các phụ tùng kèm theo xe phải đúng bộ thì mới có giá trị”.

Xe lôi máy xưa

Càng ấn tượng hơn khi chúng tôi phát hiện bên trong 3 chiếc xe quân dụng được duy tu bảo quản rất mới là khoảng không gian đẹp, rộng với nhiều thiết bị nghỉ dưỡng sinh hoạt rất “nhà binh” như giường sắt, móc nón, mùng, mền, chiếu, gối, nước uống, giày dép… Quả là cách bố trí rất độ‌ּc, lạ, hấp dẫn.

Về trang phục, ông Hà cho biết đang sở hữu hàng trăm loại khác nhau của các giai tầng trong xã hội phong kiến, đặc biệt là trang phục của các quan lại lẫn quần áo lao động của người Cần Thơ xưa.

Ông Hà cho biết hiện đang được sở hữu nhiều viên gạch có tuổi đời hàng trăm năm khi may mắn mua lại từ trường PTTH Châu Văn Liêm và công viên Lưu Hữu Phước khi 2 đơn vị này phá bỏ để xây dựng mới. Bên cạnh đó là những bộ bàn, bộ ghế của ông cả Đài, một quan lớn có uy tín trên đất Tây Đô xưa (ngụ phường An Cư, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ) được con cháu ông tặng lại triển lãm tại khu trưng bày của ông Hà.

Xe lam và xe xích lô máy xưa

Giữ nguyên hồn cốt Tây Đô

Khi chúng tôi đến tham quan và tìm hiểu về ý tưởng nhân văn này cũng là lúc có rất nhiều người lao động đang khẩn trương thi công rất nhiều hạng mục phục vụ du khách trước khi khu trưng bày này chính thức đi vào hoạt động. Ngoài khu vực trung tâm trưng bày những cổ vật mang hồn cốt đất Tây Đô như các loại đèn dầu, đèn măng xông, bàn ghế, trường kỷ, các bộ tách trà, hoành phi, câu đối, quần áo, giày dẹp, các phương tiện đi lại xưa, ông Hà còn hình thành một khu du lịch sinh thái rộng để du khách tham quan hái trái, bơi trên sông bằng những phương tiện cổ xưa hay dừng chân tham quan những “chòi” cà phê được thiết kế trên những cây cổ thụ rất lạ, hấp dẫn, thưởng thức các món ăn dân gian thuần túy được nấu nướngtừ những dụng cụ thô sơ của người đi trước. Với những ai yêu thích hoa kiểng sẽ được thỏa niềm đam mê với vườn kiểng quý hiếm.

Xe quân sự trong khuôn viên KDL

Ông Huỳnh Văn Nguyệt, nhà nghiên cứu Văn nghệ Dân gian Tp. Cần Thơ nhận xét, “hiếm có người tâm huyết tìm kìế‌ּm những hiện vật “đặc thù” của đất và người Cần Thơ như anh Hà. Muốn làm được điều này đòi hỏi cái tâm rất lớn của người sưu tầm cùng với những kiến thức sâu sắc về nhiều lĩnh vực văn hóa dân gian, mỹ thuật, kiến trúc… Tôi tin sẽ có rất nhiều người đến đây để tận mắt chiêm ngưỡng những hiện vật quý hiếm, thưởng thức nhiều món ăn ngon, cảnh lạ mà không phải ở đâu cũng có được”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật