Khám phá nghề đã hơn trăm tuổi gắn liền với cây tre

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Năm 2018, nghề đan đát tại xã Minh Hòa, huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang được công nhận là nghề truyền thống. Thăng trầm, biến đổi hơn trăm năm qua, nhưng cái nghề ông bà truyền lại vẫn được thế hệ sau cố công gìn giữ.
Khám phá nghề đã hơn trăm tuổi gắn liền với cây tre
Xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang từ lâu nức tiếng với nghề đan đát tre, trúc. Trong xóm, già trẻ, gái trai ai ai cũng tất bật với nghề đan rổ, rá, sàng, sề và nhiều mặt hàng thủ công

Xem Video: Nức tiếng làng nghề nước mắm Ba Làng, Thanh Hóa

Những người có thâm niên trong nghề ở đây cho biết, không ai biết rõ là nghề có từ khi nào, chỉ nghe các cụ lớn tuổi nơi đây bảo rằng họ được truyền từ ông bà, cha mẹ rồi đến thế hệ các cụ lại tiếp tục truyền cho con cháu hôm nay.

Đến thăm hợp tác xã (HTX) đan đát Hòa Tân, thật may mắn khi được gặp 2 cụ bà lão luyện trong nghề đan đát. Cụ bà Đỗ Thị Quảng, 81 tuổi đã có gần 60 năm làm nghề đan đát. Bàn tay gầy gò đã nhăn nheo vì tuổi tác nhưng vẫn thao tác nhanh nhẹn và chính xác từng sợi nan.

Cũng không kém cạnh cụ Quảng, cụ bà Phạm Thị Diễm Lệ, 72 tuổi cũng đã miệt mài với nghề này hơn 50 năm qua. Những kỉ niệm vui buồn ngày nào vẫn còn đọng lại trong trí nhớ bà Lệ với những hình ảnh thân thuộc của những ngày đầu học đan.

Cái nghề cũng không phụ lòng người khi người dân nơi đây ăn nên làm ra nhờ vào những mặt hàng từ tre, trúc. Bình quân mỗi người kiếm được gần 2 triệu đồng 1 tháng vào những lúc nhàn rỗi sau vụ mùa, khi đơn hàng nhiều thì thu nhập tăng cao hơn. Chị Phạm Thị Diễm Trang, Giám đốc HTX Đan đát Hòa Tân cho biết: “Ban đầu HTX hoạt động gặp nhiều khó khăn khi chưa có đơn hàng. Về sau có nhiều nơi đặt làm nên bà con phấn khởi lắm và quyết tâm theo nghề”.

Trải qua nhiều công đoạn từ khâu chọn nguyên liệu sao cho tre bóng đẹp, già chắc cây cho đến việc chẻ nan, vót nan, mỗi khâu đều có cái khó riêng. Để có thành phẩm đẹp chắc như thế này người thợ phải thật khéo tay, tỉ mỉ trong từng khâu. Theo chia sẻ của người làm lâu năm như bà Phạm Thị Diễm Lệ, 2 khâu khó nhất là vót vành và lận vì nếu làm không đều tay không khéo sẽ tạo ra sản phẩm méo mó hoặc làm hỏng luôn phần đan.

Nguyên liệu khá đơn giản, dụng cụ cũng là đồ dùng thông thường như dao chặt, chấn vành, dao chẻ, dao vót nan, nhưng để làm ra sản phẩm bền, đẹp thì không hề đơn giản.

Đây đều là sản phẩm tự nhiên nên rất phù hợp đối với người dân vùng biển đảo sử dụng làm đồ phơi cá, hấp cá cơm để tạo ra sản phẩm thơm ngon, an toàn. Chính vì lẽ đó, năm 2018, 2019 mỗi năm HTX Hòa Tân xuất đi 8.000 sản phẩm đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Những “lão làng” trong nghề tâm sự: Có những khi tưởng chừng nghề này đã mai một vì không được ưa chuộng khi các sản phẩm bằng nhựa, inox ra đời. Thế nhưng mọi thứ lại vực dậy khi nghề đan đát 1 lần nữa đánh trúng nhu cầu tiêu thụ và thị hiếu, cũng như tính năng thân thiện môi trường mà không phải sản phẩm công nghiệp nào cũng có.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật