Vợ chồng ở HN chung tiền đầu tư lô đất biệt thự 4,8 tỷ với chị họ mà không sát sao đã bị chiếm đoạt hết lãi

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cho đến nay dù đã 2 năm trôi qua nhưng câu chuyện kinh doanh đầu tư mua đất biệt thự của chị Linh Anh, Hà Nội luôn trở thành 1 bài học đắt giá của gia đình và họ hàng nhà chị mang ra nhắc nhở nhau.
Vợ chồng ở HN chung tiền đầu tư lô đất biệt thự 4,8 tỷ với chị họ mà không sát sao đã bị chiếm đoạt hết lãi
Ảnh minh họa

Xem Video: Khuyến Mãi Du Lịch - Lừa Dân Nghèo Góp Vốn Kinh Doanh Đa Cấp

//

Khi nhắc tới sai lầm lớn nhất của vợ chồng trong việc góp vốn kinh doanh, chị Linh Anh, 31 tuổi không thể nào quên được lần cùng chị họ của mình chung tiền đầu tư mua lô đất biệt thự ở khu đô thị ở ngoại thành Hà Nội.

Theo chị Linh Anh chia sẻ, cách đây 2 năm, vợ chồng chị cũng tiết kiệm được 1 khoản tiền 1 tỷ và đang muốn kinh doanh một mặt hàng gì đó để sinh lời. Đúng lúc như vậy qua anh chị em trong nhà, chị được biết chị H, 40 tuổi (con nhà bác ruột của chị Linh Anh) cũng đang có nhu cầu tìm anh em trong nhà mua chung 1 lô đất biệt thự để đầu tư sinh lời.

"Mình chủ động gọi điện và gặp chị H. Nhà chị ấy gần nhà bố mẹ đẻ mình. Hơn nữa bao năm qua chị ấy luôn thể hiện là người chị mẫu mực trong họ. Nhà vợ chồng chị ấy lại giàu, sống rất biết điều. Chưa kể chồng chị ấy đang giữ chức vụ khá to ở một cơ quan nhà nước. Bản thân chị ấy cũng có một nhà hàng bán đồ nướng kinh doanh rất tốt. Vì thế, vợ chồng mình rất tin tưởng anh chị H", chị Linh Anh kể lại.

Cũng vì quá tin tưởng người chị họ mà chị Linh Anh đã giao hết số tiền 1 tỷ của mình cho chị H mà không cần phải làm giấy tờ thỏa thuận rõ ràng. Chị H cũng bảo chị mua 1 lô đất biệt thự ở khu đô thị ở ngoại thành Hà Nội với giá 4,8 tỷ đồng. Mình góp 1 tỷ, 1 em họ khác cũng góp 1 tỷ, chị H góp 2,8 tỷ để mua chung lô đất biệt thự đó.

"Mình cũng chỉ xem qua hợp đồng mua bán đất vì nghĩ chị H làm gì cũng cặn kẽ, am hiểu. Sau khoảng gần 1 năm thì chị H bán mảnh đất đó đi. Thực tế chị H bán được lãi nhưng lại kêu lỗ nên không trả mình tiền lãi lên đến hơn 1,6 tỷ đồng. Đau đầu hơn nữa là qua giấy tờ, hợp đồng mua đất mà sau này một người chị họ khác góp vốn đã thu thập được, chị H còn huy động nhiều hơn số tiền phải trả cho mảnh đất đó là 900 triệu nữa. Toàn bộ số tiền huy động thừa 900 triệu và số tiền lãi tổng 1,6 tỉ chị H này ỉm hết", chị Linh Anh kể lại.

Ảnh minh họa.

Người phụ nữ trẻ này cho biết, khi bán đất biệt thự đi, chị H chỉ trả chị và người em họ chung vốn kia phần tiền gốc đủ 2 tỷ. Song người chị họ bị chị H huy động vốn thêm kia biết chuyện mờ ám của chị H nên đã quyết tâm khởi kiện vì cho rằng số tiền chị ấy bị chị H chiếm đoạt quá lớn.

"Chị ấy vận động mình và người em họ kia cũng phải tham gia kiện để đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi có liên quan đến mua bán đất biệt thự kia. Mới đây tòa đã xử, buộc chị H phải trả đủ tiền gốc và lãi cho mình cũng như em họ kia và người chị họ mà chị H huy động vốn. Và mất mát lớn nhất của đại gia đình nhà mình trong vụ này là tình cảm", chị Linh Anh kể.

Với người vợ trẻ 31 tuổi này, dù sự việc đã đi qua nhưng vợ chồng chị luôn cho đó là bài học để đời. Cũng may khi ra tòa, vợ chồng chị còn lưu giữ giấy tờ chuyển tiền cho chị H từ 2 năm trước. Cộng với vẫn giữ bản sao hợp đồng mua và bán lô đất đó, giấy triệu tập và thông báo của tòa án.

"Nhất là gia đình nhà chị họ kia cũng vẫn còn lưu giữ tất cả biên lai, hóa đơn chuyển tiền cho chị H kia. Và em ấy cũng thu thập được bản sao hợp đồng mà chị H mua và bán lô đất đó. Trên giấy chuyển khoản tiền có ghi nội dung như biên lai của chị ấy ở trên nên không chối cãi được và 3 chị em mình đã thắng kiện được là vì vậy", người phụ nữ này nhấn mạnh.

Từ câu chuyện đầu tư kinh doanh của mình, chị Linh Anh rút ra những bài học đắt giá sau:

Mua bán gì cũng phải có hợp đồng rõ ràng

Khi mua bán bất kỳ một mặt hàng có giá trị kinh tế nhất định phải có hợp đồng rõ ràng. Điều này giúp cho 2 bên có thể hình dung mình có quyền lợi và trách nhiệm đến đâu. Hơn nữa, hợp đồng này cũng giúp phòng ngừa được người trong cuộc nảy sinh lòng tham, chiếm đoạt tài sản bằng cách lên kế hoạch tinh vi ngay từ đầu.

Nên giao dịch chuyển khoản chứ không nên đưa tiền mặt

Thêm một kinh nghiệm cho đầu tư, mua bán đó là tất cả các giao dịch nên chuyển khoản chứ không nên đưa tiền mặt.

Bởi chuyển khoản tiền vừa an toàn, vừa đỡ mất thời gian dù có phát sinh chút ít lệ phí nhưng còn có bằng chứng để lưu trữ, phòng lúc cần đến. 

Điều này lý giải tại sao dân kinh doanh hay thích chuyển khoản. Chứ nếu đưa tiền mặt trao tay thì nhiều khi sự cố xảy ra, không có gì chối cãi được.

Thận trọng trong góp vốn, làm ăn chung

Khi làm ăn chung với bất cứ ai, đều nên thận trọng trong việc góp vốn. Nếu muốn góp vốn làm ăn trong bất cứ hình thức nào phải luôn thống nhất điều lệ hoạt động, chia lợi nhuận... bằng văn bản với tất cả thành viên tham gia góp vốn. Ngoài ra, vốn góp nên quy đổi thành tiền, chúng chỉ được rút khi có giấy phép kinh doanh và chữ ký thống nhất của các thành viên sáng lập hoặc phải có biên bản góp vốn, nêu rõ phương thức góp vốn, chia lợi nhuận và có chữ ký của người góp, người nhận.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật