Tại sao ngày càng nhiều người trẻ t‌ử von‌g vì COVID-19?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giới chuyên gia đang tăng tốc tìm lời giải cho câu hỏi tại sao số lượng các ca t‌ử von‌g COVID-19 có dấu hiệu trẻ hóa.
Tại sao ngày càng nhiều người trẻ t‌ử von‌g vì COVID-19?
Một bệnh nhân COVID-19 trẻ tuổi đang được vào bệnh viện Bronxcare ở TP New York, Mỹ ngày 2-4. Ảnh: CNBC

Hôm 3-4, chuyên gia dịch tễ học thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Maria Van Kerkhove cảnh báo trên thế giới đang bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều trường hợp người trẻ t‌ử von‌g vì nhiễm COVID-19. 

"Chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều bệnh nhân trẻ tuổi rơi vào tình trạng nguy kịch. WHO đã xem xét các dữ liệu từ một số quốc gia khắp châu Âu - nơi mà nhiều người ở độ tuổi trẻ hơn không qua khỏi. Một vài người trong số họ có các bệnh nền nhưng nhiều số khác thì không" - bà Kerkhove cho biết.

Trong khi đó, đài CNN dẫn lại báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ ngày 26-3 cho thấy trong số 2.449 được theo dõi, 18% là người từ 45-54 tuổi, 29% bệnh nhân là người từ 20-44 tuổi. Đáng chú ý, có tới 20% số ca nặng phải nhập viện thuộc nhóm 20-44 tuổi, trong khi tỉ lệ này ở nhóm 45-54 tuổi là 18%. 

Một bệnh nhân COVID-19 điều trị tại TP Vũ Hán, Trung Quốc ngày 28-3. Ảnh: AFP

Theo Giám đốc viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ - Tiến sĩ Anthony Fauci, còn rất nhiều biến số về COVID-19 mà giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra câu trả lời.

"Tôi rất ngạc nhiên về (cơ chế hoạt động của virus - PV). Có những người đang rất khỏe mạnh nhưng bỗng dưng đổ bệnh và phải dùng máy thở, sau đó t‌ử von‌g. Chúng ta đã bỏ sót điều gì đó" - chuyên gia này đặt câu hỏi.

Để giải thích tại sao một số người bị bệnh nặng trong khi những người khác chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, cũng như tại sao có trường hợp người trẻ t‌ử von‌g, tạp chí Science cho biết nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu phân tích gen người.  

Cụ thể, hiện có một số dự án đang phân tích và so sánh DNA của những người bị nhiễm COVID-19 nghiêm trọng với những người mắc bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng. Sự khác biệt có thể nằm ở các gen hướng dẫn tế bào người xây dựng một thụ thể có tên là ACE2, mà virus SARS-CoV-2 dựa vào để xâm nhập tế bào.

Ngoài ra, có thể là các gen hỗ trợ phản ứng miễn dịch của c‌ơ th‌ể đối với virus khác nhau giữa các cá nhân hoặc những người có nhóm máu đặc biệt mang đặc điểm di truyền bảo vệ họ khỏi bệnh tật, như nhận xét từ một nghiên cứu sơ bộ của Trung Quốc.

Hiện tại, theo Science, khoa học vẫn chưa rõ gen nào có thể khiến con người dễ bị nhiễm COVID-19 nhưng các nhà nghiên cứu nhiều khả năng có thể sẽ xác định được trong vài tháng tới. 

Một cách tiếp cận cho câu hỏi trên là tìm cách giải thích cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch của con người khi phản ứng với COVID-19. Theo đó, ở một số người trẻ có hệ miễn dịch quá nhạ‌y cả‌m, khi virus xâm nhập vào c‌ơ th‌ể sẽ tạo ra phản ứng làm quá tải các cơ quan khác như phổi.

Nói cách khác, ở một số ca t‌ử von‌g yếu tố quyết định không nằm ở già hay trẻ mà là do hệ miễn dịch hoạt động quá nhạ‌y cả‌m kéo theo tác dụng phụ. 

Bên cạnh đó, CNN cho rằng lý do cũng có thể nằm ở tâm lý chủ quan cho rằng khó có khả năng nhiễm bệnh của người trẻ nên không chấp hành các hướng dẫn về giãn cách xã hội, do đó nhiễm nhiều virus hơn từ môi trường xung quanh.

Thế nên tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp cách ly - phong tỏa vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất trong ngắn hạn để sống sót qua mùa dịch và chờ kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia về vấn đề này. 

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10555
  1. Ca tử vong vượt 1.000, Thụy Điển vẫn chống dịch ‘ngược chiều thế giới’
  2. ‘Đưa tôi lọ muối’ - khoảnh khắc giúp Đức ứng phó tốt với Covid-19
  3. Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 15-4
  4. Các lãnh đạo nữ ‘trị’ COVID-19 tốt hơn?
  5. Dịch COVID-19 chiều 15-4: Số ca nhiễm toàn cầu vượt mốc 2 triệu
  6. Châu Âu dần nới phong tỏa khi đường con dần phẳng
  7. Ông Trump “trừng phạt” WHO, người chết tăng vọt ở Anh, Pháp, Mỹ
  8. FDA cho phép xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán mắc COVID-19
  9. WHO vẫn coi dịch Ebola tại CHCD Congo là tình trạng khẩn cấp toàn cầu
  10. Số ca tử vong do dịch COVID-19 tại Mexico tăng lên 406 người
  11. Hơn 125.000 người chết vì nCoV toàn cầu
  12. Mỹ sắp đạt đỉnh dịch, châu Âu chưa thể lạc quan
  13. Những di chứng lâu dài với nhiều người sau hồi phục Covid-19
  14. Pháp tê liệt vì Covid-19, người Việt như ngồi trên đống lửa
  15. Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 14-4
  16. Phạt tới 1.236 USD nếu không đeo khẩu trang ở Buenos Aires, Argentina
  17. Canada ngán ngẩm vẫn có người coi COVID-19 là tin vịt
  18. Áo mở lại hàng nghìn cửa hàng
  19. Người nhiễm nCoV toàn cầu vượt hai triệu
  20. Ca nhiễm virus corona trên toàn cầu vượt mốc 2 triệu người
  21. Gần 15.000 người chết vì Covid-19, Pháp phong tỏa đất nước thêm 1 tháng
  22. WHO: Covid-19 nguy hiểm gấp 10 lần cúm H1N1
Video và Bài nổi bật