Cựu hạm trưởng khiến chính quyền Trump mất mặt

Applecat Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trước nỗi lo về Covid-19, đại tá Crozier kêu gọi sơ tán chiến hạm ông chỉ huy, nhưng sau đó bị cách chức và nhận kết quả dương tính nCoV.
Cựu hạm trưởng khiến chính quyền Trump mất mặt
Ảnh minh họa

Brett Crozier, cựu hạm trưởng tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, có lẽ biết ông đang làm trái kỷ luật nghiêm khắc trong quân đội khi viết thư kêu gọi cấp trên cho sơ tán gần 5.000 thủy thủ đoàn mắc kẹt trên chiến hạm có mầm bệnh Covid-19. Dù được giữ nguyên quân hàm, Crozier bị tước quyền chỉ huy tàu và hứng chỉ trích từ Tổng thống Donald Trump, người gọi hành động của ông là "khủng khiếp".

Tuy nhiên, bạn bè và đồng nghiệp của Crozier cho biết đại tá 50 tuổi này hài lòng với quyết định rất có thể sẽ chấm dứt sự nghiệp vẻ vang mà ông gây dựng. Họ cũng tin rằng "cú ngã ngựa" của Crozier là đòn tấn công bất ngờ đối với tuyên bố của chính quyền Trump, rằng họ đã kiểm soát toàn diện Covid-19.

Đại tá Crozier lớn lên tại thành phố Santa Rosa, bang California, bắt đầu sự nghiệp từ vị trí phi công trực thăng, sau đó được luân chuyển sang lái máy bay cánh bằng, rồi đảm nhiệm chức chỉ huy phi đội tiêm kích F/A-18 Hornet. Trong vòng gần một thập kỷ, ông vươn lên trở thành chỉ huy một trong 11 tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

Crozier từng theo học trường đào tạo về năng lượng hạt nhân của hải quân, để nắm được cách điều hành chiến hạm có hai lò phản ứng hạt nhân thuộc lớp Nimitz như USS Theodore Roosevelt. Kinh nghiệm của ông cũng được bồi đắp trong thời gian làm phó chỉ huy tàu sân bay USS Ronald Reagan, sau đó là sĩ quan cấp cao của tàu USS Blue Ridge tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản.

Crozier nhậm chức chỉ huy tàu USS Theodore Roosevelt hồi tháng 11/2019, ngay trước khi chiến hạm này được triển khai đến phía tây Thái Bình Dương, sẵn sàng ứng phó với bất cứ tình huống khẩn cấp nào, như vấn đề Triều Tiên hay hoạt động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Crozier cũng như thủy thủ đoàn của ông có rất ít sự chuẩn bị cho tình huống xảy ra hôm 24/3. Ba thủy thủ trên tàu nhiễm nCoV và được máy bay đưa tới cơ sở y tế ở đảo Guam điều trị. Đây là lần đầu tiên hải quân Mỹ phát hiện ca nhiễm nCoV trên chiến hạm đang được triển khai.

Hai ngày sau, trước mối lo ngại dịch bệnh lây lan không kiểm soát trên tàu, USS Theodore Roosevelt cập cảng tại Guam, nơi có bệnh viện và một căn cứ lớn của hải quân. Crozier cầu cứu sự giúp đỡ từ cấp trên và giới chức hải quân cũng bắt đầu hồi đáp, nhưng chừng đó dường như chưa đủ.

Bước ngoặt xảy ra vào ngày 31/3, khi bức thư dài 4 mặt của Crozier gửi lên cấp trên được đăng trên tờ The San Francisco Chronicle. Trong đó, cựu hạm trưởng trình bày về sự thảm khốc đang bao trùm con tàu, nói thêm rằng Hải quân Mỹ chưa cấp cho ông nguồn lực thích hợp để chống lại nCoV, bằng cách sơ tán các thủy thủ.

"Bây giờ không phải thời chiến. Các thủy thủ không cần phải chết. Nếu không hành động ngay lập tức, chúng ta sẽ thất bại trong việc bảo vệ đúng mức tài sản đáng tin cậy nhất của mình, đó là các thủy thủ", bức thư có đoạn.

Động thái của Crozier khiến Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly tức giận. Trong cuộc họp báo tuần trước, Modly cho biết hải quân đang gấp rút cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho tàu USS Theodore Roosevelt trước khi Crozier gửi thư cho một số sĩ quan, mà không đảm bảo giữ kín thông tin.

Modly đánh giá Crozier đã bị cuộc khủng hoảng "áp đảo" và cách chức đại tá này do mất niềm tin vào khả năng chỉ huy của ông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 5/4 bày tỏ ủng hộ với quyết định của Modly. Hiện chưa rõ ai đã làm rò rỉ nội dung bức thư cho truyền thông.

Theo bình luận viên Eric Schmitt và John Ismay của NY Times, việc loại bỏ Crozier khiến Hải quân Mỹ phải đối mặt với chỉ trích rằng họ không quan tâm đầy đủ đến sức khỏe binh lính. Dù Modly nhấn mạnh ông hoan nghênh những ý kiến thẳng thắn từ cấp dưới, quyết định cách chức Crozier có thể khiến họ trở nên dè dặt.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật