Vén màn sự thật về chuyện ma ám dưới chân cầu Cần Thơ (kỳ 3)

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bên chân cây cầu Cần Thơ, mạn thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) có một ngôi chùa thờ phụng linh hồn 55 nạn nhân xấu số trong “sự cố trụ 15”. Xung quanh chùa, tồn tại nhiều câu chuyện liêu trai về các linh hồn bơ vơ, lang thang.
Vén màn sự thật về chuyện ma ám dưới chân cầu Cần Thơ (kỳ 3)
Ngôi chùa Bồ Đề dưới chân cầu Cần Thơ

Xem Video: Chùa Bồ đề vẫn muốn được trông trẻ | VTC

//

Người ta đồn rằng, chính chùa Bồ Đề cũng đã phải đổi hướng quay về phía cầu Cần Thơ sau tai nạn thảm thương hồi năm 2007.

Thậm chí, người ta đồn rằng, chính chùa Bồ Đề cũng đã phải đổi hướng quay về phía cầu Cần Thơ sau tai nạn thảm thương hồi năm 2007.

Tấm bia đau thương ở chùa Bồ Đề

Nằm dưới chân cầu Cần Thơ, chùa Bồ Đề hiện nay khá nổi tiếng đối với du khách thập phương, một phần vì lịch sử lâu dài của ngôi chùa, phần khác là do “sự cố trụ 15” xảy ra vào năm 2007 khiến 55 công nhân thiệt mạng.

Sau vụ tai nạn, gia đình các nạn nhân đã làm lễ rước vong linh của nạn nhân vào chùa Bồ Đề với mong ước rằng linh hồn của họ sớm chiều được nghe kinh kệ, sớm được siêu thoát. Tên họ, quê quán của những người này hiện nay được khắc chung trên một tấm bia lớn, ngày ngày hương khói tại phía bên phải điện Tam Bảo.

Khuôn viên chùa Bồ Đề rộng khoảng một trăm mét vuông với kiến trúc mái vòm, trong sân là những bức tượng Phật được chế tác công phu, tinh xảo. Hàng năm cứ vào ngày 26/9, chùa lại lập trai đàn tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong sự cố sập cầu Cần Thơ với sự tham gia đông đảo của phật tử và người dân địa phương.

Bên cạnh đó, cứ đến ngày 26/9 hàng năm, rất nhiều người tìm đến chùa Bồ Đề để tưởng nhớ các nạn nhân quá cố. Mới đây, đoàn kỹ sư người Việt Nam đã đến chùa Bồ Đề để thắp hương tưởng niệm các nạn nhân t‌ử von‌g trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ 12 năm trước.

Đại đức Thích Phước Tấn – trụ trì chùa Bồ Đề – cho biết: “Người Nhật họ tử tế lắm. Sự cố không ai muốn, nhưng liên quan đến công trình của họ thì họ không quên. Năm nào đến dịp giỗ họ cũng đến, không đại sứ thì cũng tổng lãnh sự đến đây thắp nhang”.

Nói về lịch sử chùa Bồ Đề, một người dân cố cựu tại đây kể: “Chùa này là chiếc nôi nuôi dưỡng cách mạng thời kháng chiến chống Pháp – Mỹ của các sư tăng cùng với Đảng bộ và nhân dân. Nhiều lần địch càn quét vào đây nhưng đều thất bại bởi sự đùm bọc của nhân dân, đặc biệt là các phật tử”.

Cùng với biến động, thăng trầm lịch sử, theo thời gian chùa Bồ Đề đã có nhiều biến đổi, những đường nét cổ kính xưa tuy đã phai nhưng nơi đây vẫn là nét son sáng minh chứng cho một thời kỳ đấu tranh, giữ nước của quân và dân ta.

Tương truyền vào những năm 30 của thế kỷ XX, tại đây xuất hiện người thầy thuốc đã giúp đỡ nhân dân chữa bệnh, kể các câu chuyện cổ, giảng giải đạo lý cho bà con, từ đó khơi gợi trong họ nếp sống tốt, tình yêu quê hương đất nước hướng họ đến lẽ sống cao đẹp hơn. Và người thầy thuốc ấy sau này đã quy y, lấy pháp danh là Nhật Quang.

Nói thêm về kiến trúc của chùa Bồ Đề, người dân tiết lộ rằng, cổng chùa khi xưa không phải đặt hướng như hiện tại. Sau khi xảy ra vụ tai nạn khiến 55 người t‌ử von‌g tại công trường xây dựng cầu Cần Thơ, có lẽ để linh hồn các nạn nhân có nơi nương náu, người ta đã xây dựng ngôi chùa quay về phía cầu. Khi phóng viên đặt câu hỏi liên quan đến những lời đồn về những linh hồn lang thang, vất vưởng ở khu vực quanh chân cầu, chuyên hù dọa người đi đường, các thầy chùa chỉ cười trừ. Chính họ cũng đã nghe về tin đồn nói trên, song, chưa có điều kiện kiểm chứng.

Tấm bia tưởng niệm những nạn nhân trong vụ sập trụ cầu Cần Thơ năm 2007

Sư thầy Phước Thanh (chùa Bồ Đề) cho biết: “Sau sự việc sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, các cơ quan ban ngành cùng các sư trong chùa đã tiến hành làm lễ siêu thoát cho những nạn nhân. Chùa cũng đã tạc bia ghi tên tưởng niệm cho các nạn nhân để hàng năm Phật tử khắp nơi vào thăm viếng.

Đúng là gần đây cũng có nhiều tài xế vào chùa thắp nhang rồi hỏi chuyện về các “hồn ma” ở chân cầu, có người còn nói với thầy rằng, chính họ đã từng bị “ma” khiêng bỏ xuống đất. Theo thầy, đó chỉ là lời đồn thất thiệt, chuyện không có thật”.

Rùng rợn chuyện ma da bắt người đi đường

Những lời đồn kỳ bí về ma da bắt người ở cầu Cần Thơ khiến phóng viên không khỏi băn khoăn, lấn cấn. Chúng tôi lòng vòng mãi quanh cây cầu nối hai bờ sông Hậu và gặp chị Mỹ, một người bán bánh mỳ dưới chân cầu. Bên cạnh nơi chị Mỹ đặt xe bánh mỳ là ngôi miếu hoang tàn. Chị kể: “Quê tôi ở Vị Thanh (Hậu Giang) nhưng lên Cần Thơ bán bánh mỳ từ hồi năm 2009, 2010.

Khoảng 5,6 năm trước, vào buổi chiều tối có một học sinh nữ chạy xe đạp đang đi trên đường thì bất ngờ bị một chiếc xe tải đi cùng chiều chạy khá nhanh và tông thẳng vào. Sau tiếng “rầm”,  mọi thứ trở nên im lặng, trên mặt đường đầy máu, th‌i th‌ể cô gái bị chiếc xe đạp đè qua”.

Bồi hồi khi nhớ về một ký ức tang tóc, chị Mỹ ngừng một lát rồi tiếp: “Người ta chạy ra xem đông lắm, tôi ở gần đó nên cũng chạy ra xem thử. Phải nói cảnh tượng lúc đó vô cùng khủng khiếp, tôi thấy cái xác bầy nhầy hết. Nửa ngày sau, gia đình nạn nhân thu gom xác lại rồi an táng, mẹ của cô gái khóc ghê lắm, con một mà với lại nghe nói cô gái ấy cũng học giỏi, ngoan hiền.

Gần chỗ cô gái bị nạn có một cái miếu nhỏ, chính là cái miếu ven đường kia, theo quan niệm của người dân là hễ có ai bị tai nạn chết thì đó là nơi để cho vong hồn của họ nương náu. Nhưng mà, những ai chết một cách dã man như bị phanh thây, mất đầu, hay bị moi ruột thì sẽ không thể siêu thoát được và thành cô hồn vất vưởng, không thể về nhà mà quanh quẩn đâu đó chỗ họ bị giết”.

Chị Mỹ cho hay, từ sau vụ tai nạn kinh hoàng cướp đi mạng sống của cô gái trẻ, cứ cách vài ngày là có đụng xe, cọ quẹt ngay tại chỗ đó. Chị kể: “Nhiều khi đi đêm khuya có mấy bà cô ông chú cũng bị nhát hoài, có khi nghe tiếng ai đó cười rồi tự dưng xe lạc tay lái và té xuống bãi đất trống gần đó.

Đúng 1 tháng sau ngày cô gái kia chết, khoảng 3h chiều hôm đó, một đám thanh niên đang chạy trên đường thì cũng bị một chiếc xe từ đâu chạy tới rồi ủi luôn 3 người văng mặt xuống mặt đường, chiếc xe thì chạy mất hút. Một người đầu va vào cạnh đường bị chấn thương sọ não nằm giật vài cái rồi không qua khỏi, may mắn cho hai người còn lại là chỉ bị gãy vài cái xương sơ sơ thôi”.

Chị kể thêm: “Thời gian trôi qua, cứ cách vài tuần là lại có chết người, sự việc lặp đi lặp lại nhiều quá nên người ta cũng sợ rồi mời thầy về lên đồng. Điều làm tôi sợ nhất là lúc gọi hồn lên, giọng chua chát của cô gái bị đụng xe hôm nào vang lên trong c‌ơ th‌ể của một thanh niên khoảng 30 tuổi. Nó bảo là: “Muốn tao đi thì đợi tao giết đủ 3 đứa nữa cho đủ 66 đứa rồi tao đi liền”.

Miếu thờ vong linh những người chết vì tai nạn dưới chân cầu Cần Thơ

Nghe tới đây ai cũng sợ, im phăng phắc, con số 6 biểu tượng của quỷ… ông thầy bùa thì cứ niệm bolo bala gì ấy mà con quỷ cứ trơ trơ à. Về sau, vong linh đó cũng có hứa là sẽ để yên cho người dân với điều kiện là hàng tháng phải cúng cho cô ta một mâm đồ và mỗi ngày phải thắp nhang đều đặn. Sau buổi nhập tràng, người thanh niên đó cũng bệnh li bì suốt một tuần. Nhưng, quả nhiên, từ đó về sau cũng có ít tai nạn hơn, lâu lâu mới có vài vụ nhỏ”.

Lý giải về sự tồn tại của những hiện tượng kỳ bí như “ma da”, “ma xô” ra sao để hiểu rõ bản chất của chúng, tránh rơi vào mê tín dị đoan? Để giải đáp điều này, chúng tôi đã tìm gặp những nhà nghiên cứu tâm linh uy tín, và sẽ gửi đến bạn đọc trong bài viết sau.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật