
Địa điểm: Chùa Bửu Quang nằm trên địa bàn xã Xuân Trường (H. Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), khu vực núi Chứa Chan (hay còn gọi là núi Gia Lào hoặc Gia Ray) cách TP.HCM khoảng 120km. Đây là ngôi chùa lớn nhất và nằm ở vị trí cao nhất so với nhiều chùa khác trong khu vực. Ảnh: meanone on Instagram.
Chùa Gia Lào hiện hữu ngày nay có tên chữ là Bửu Quang Tự, thường gọi là chùa Gia Lào do Thiền sư Bửu Chơn khai sơn tự tạo vào đầu thế kỷ XX. Chùa lúc đầu chỉ là một cốc nhỏ nằm trong hang đá có hình dáng uốn cong như miệng một con rồng, bà con quanh vùng thường gọi là đây là Hàm Rồng. Mimi 😻 on Instagram
Từ chân núi Chứa Chan, du khách chuẩn bị những vật dụng như gậy, giày dép đế bằng, nón rộng vành… để vượt qua những con dốc với nhiều bậc tam cấp. Chề Phượng on Instagram
Để lên đến chùa Gia Lào, bạn sẽ chinh phục đoạn đường dài khoảng 3,2km được nối bởi hơn 365 bậc thang. Đây là con đường có được từ việc đổi gạo khách thập phương cúng cho chùa lấy xi măng. Quyênln on Instagram
Những bậc thang đá lên chùa Bửu Quang với quang cảnh hai bên tuyệt đẹp. Ảnh: Huỳnh Thanh Liêm on Instagram
Đến đây du khách thích thú được hòa mình vào thiên nhiên, giữa rừng cây bạt ngàn xanh mát. M O N on Instagram
Quỳnh Như👏😉👍 on Instagram
Chùa Bửu Quang được xây dựng ngay trong "lòng núi", kiến trúc ngôi chùa này mang nét thô sơ, tinh tế của thời xưa nhưng lại vô cùng ấn tượng và mang vẻ huyền bí. Đồng Hồ Chính Hãng on Instagram
Có nhiều tảng đá to ngự trong chùa. Và đây là tượng Phật Di Lặc ngồi trong một hang đá hẹp, với khói nhang bảng lảng. Ảnh: Robyn Ausmeier on Instagram
Đặc biệt, chùa Bửu Quang không có thùng công đức vì vậy không nhận tiền cúng vườn. Hoang Anh Nguyen Le on Instagram
Instagram photo by Bonnie
Instagram photo by Lê Minh Hiếu
Chùa Bửu Quang tuy không có những nét điêu khắc độc đáo, những kiến trúc tinh xảo nhưng nhìn tổng thể ngôi chùa toát lên vẻ thâm nghiêm kỳ vĩ, là một di tích thiên tạo hiếm có ở vùng Đông Nam Bộ. Instagram photo by Vũ Mạnh Hoàng
Vào ngày Rằm và mùng 1, rất nhiều người dân đến đây lễ chùa. Ảnh: Rezqoi on Instagram
Rezqoi on Instagram
Rezqoi on Instagram
Hang đá nằm sâu bên trong lòng chánh điện, rộng khoảng 7m cao 2m, lòng hang sâu khoảng 6m với những bệ đá gập ghềnh, bệ đá ở trung tâm khá bằng phẳng là bàn thờ Phật Di Lặc. Vienkimcuong on Instagram
Vua Lười on Instagram
Ở cửa hang, theo bậc cấp đi xuống là gian nhà dùng để tiếp khách, nhà bếp nằm ở phía sau chánh điện luôn sẵn lương thực để khách hành hương tự nấu ăn khi đến thăm viếng chùa. Đặc biệt, trong các khe đá phía sau lưng chùa có một dòng nước mát quanh năm tuôn chảy, trong khe nước có một loài tôm nhỏ nên được gọi là suối Tôm. Tương truyền, ai viếng cảnh chùa mà thành tâm thì sẽ bắt được một chú tôm nhỏ này đem về với ước nguyện những điều tốt đẹp nhất sẽ theo về. Ngân Giang Nguyễn on Instagram
NHUTKHA on Instagram
📷 Hoàng Giang on Instagram
Cây da ba gốc ở núi Chứa Chan, một địa điểm linh thiêng được đông đảo người dân khấn vái quanh gốc cây.