Hiểu rõ về nhiễm nCoV để phòng ngừa tốt

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
WHO vừa mới chính thức công bố tình hình nhiễm nCoV đang ở tình trạng đáp ứng khẩn cấp toàn cầu. Tuy nhiên, theo ông Tedros Adhanom Ghebreyeus- Tổng giám đốc WHO- đây không phải thời điểm để lo sợ, để đồn đại, gây hoang mang, mà là thời gian để nhìn lại những dữ kiện một cách khoa học để chúng ta bình tĩnh hơn khi đối diện với vụ dịch.
Hiểu rõ về nhiễm nCoV để phòng ngừa tốt
Ảnh minh họa

Lây truyền chủ yếu qua đường tiếp xúc và giọt bắn


Thử điểm lại những vụ dịch do Coronavirus trước đây, chúng ta sẽ thấy nCoV có tỉ lệ t‌ử von‌g thấp hơn so với SARS-CoV và MERS-CoV. Thống kê cho thấy tỉ lệ t‌ử von‌g của MERS-CoV là 34,4% (cho đến tháng 12/2019 có 2499 trường hợp nhiễm bệnh, 861 trường hợp t‌ử von‌g). Tỉ lệ t‌ử von‌g do SARS trong vụ dịch 2003 theo WHO ước tính là từ 10,8%. Tỉ lệ t‌ử von‌g của nCoV cho đến ngày 1/2 là 2,17 % (có 11948 trường hợp nhiễm bệnh, 259 trường hợp t‌ử von‌g, toàn bộ các truòng họp t‌ử von‌g là tại Trung quốc).


Mưc độ lây lan của nCoV nhanh hơn SARS và MERS-CoV, chỉ trong 2 tháng, số người nhiễm bệnh là 11948, vượt quá số người nhiễm SARS trong 9 tháng. Tuy nhiên, điểm khác biệt là sự lây lan gần như khu trú tại Trung Quốc. Cho đến thời điểm hiện tại, 98,8% trường hợp nhiễm nCoV là ở Trung Quốc, gần 1/2 là ở tỉnh Hubei (43,6%), nghĩa là chỉ có khoảng 1,2% trường hợp nhiễm nCoV là ở các quốc gia ngoài Trung Quốc, trong khi đó, ở vụ dịch SARS số trường hợp nhiễm ngoài Trung Quốc lên đến 36,7% trường hợp.

Trong đại dịch SARS, trường hợp đầu tiên (index case) đều dẫn đến chùm ca bệnh với tỉ lệ mắc bệnh trong nhân viên y tế (attack rate) từ 10-60% tuỳ theo mỗi quốc gia khác nhau, tại Viêt Nam là 18%. Trong vụ dịch nCoV lần này, cho đến thời điểm hiện tại, các trường hợp bệnh đầu tiên (index case) gần như chưa gây ra một chùm ca bệnh nào trong bệnh viện. Các trường hợp lây lan tại Trung Quốc cho thấy chủ yếu theo hộ gia đình trong cộng đồng.


Phòng ngừa và cảnh giác với dịch bệnh là cần thiết, nhưng không nên quá sợ hãi và áp dụng không đúng các biện pháp phòng ngừa.

Dù truyền thông đã hướng dẫn rõ nhiều biện pháp ngăn ngừa nhiễm bệnh nhưng hầu như chúng ta đang chưa thực hiện đúng. Virus nCoV lây truyền chủ yếu qua đường tiếp xúc và giọt bắn. Lây qua đường tiếp xúc nghĩa là virus này có thể lây qua tay hoặc các bộ phận c‌ơ th‌ể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất tiết người bệnh. Lây qua đường giọt bắn nghĩa là virus được bắn ra ngoài người bệnh khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi và đi vào người đang đứng gần, thường trong khoảng dưới 1 mét. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa phải thực hiện đồng bộ các biện pháp để ngăn ngừa lây truyền qua 2 đường này, bao gồm các biện pháp thông khí, làm sạch môi trường và phòng hộ cá nhân. Khi nói đến phòng hộ cá nhân, chúng ta đang chỉ tập trung vào việc lạ‌m dụn‌g khẩu trang mà quên đi các biện pháp phòng ngừa khác. Gần như mọi người bây giờ đều giữ sẵn khẩu trang trong mình nhưng lại rất ít người bỏ túi chai nước rửa tay, trong khi rửa tay là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng các bệnh đường hô hấp. Các vụ dịch cúm trước đây đã chứng minh rửa tay có hiệu quả hơn khẩu trang trong phòng ngừa cúm.


Chỉ đeo khẩu trang khi cần thiết


Ở giai đoạn hiện tại, tại Việt nam, khi nCoV chỉ đang khu trú lây nhiễm từ những người bệnh và người thân đến từ Vũ Hán, việc quan trọng là:


- Nhận biết sớm, cách ly sớm người về từ vùng dịch, người có yếu tố dịch tễ


- Tăng cường không khí môi trường xung quanh. Mở toàn bộ cửa sổ ra khi có thể, ngay cả trong bệnh viện, trong phòng hồi sức mà chưa có hệ thống khí chủ động.


- Chỉ mang khẩu trang y tế khi cần thiết, như khi đang bị ho, hắt hơi, sổ mũi, khi cần phải tiếp xúc với nhiều người trong phạm vi gần, khi đi vào chổ đông người, chứ không phải mang khẩu trang mọi lúc, mọi nơi. Khẩu trang có hiệu lực lọc cao như N95 chỉ mang trong các cơ sở y tế, khi tiếp xúc với người bệnh có làm thủ thuật tạo khí dung như xông khí dung, thở máy, hút đàm, nội soi....


Hơn bao giờ hết, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về tình hình nhiễm nCoV, về đường lây truyền và cách phòng ngừa, áp dụng các biện pháp phòng ngừa đúng đắn hơn để ứng phó tốt hơn với dịch nCoV.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10526
  1. Lào Cai: Có 25 cơ sở đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2
  2. Bịa đặt tin Sài Gòn có 2 bé mắc Covid-19, người phụ nữ Kon Tum bị công an mời làm việc
  3. Hà Tĩnh: Bệnh nhân trở về từ tâm dịch Vĩnh Phúc âm tính với Covid-19
  4. Không thể về chịu tang mẹ, nữ y tá làm việc ở vùng dịch Vũ Hán nén đau thương bái vọng từ xa
  5. 6 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Việt Nam sắp được ra viện
  6. 5 tin tốt liên quan tới dịch Covid-19 tại Việt Nam
  7. Khánh Hòa, Thanh Hóa chuẩn bị công bố hết dịch Covid-19
  8. Nỗi lòng y bác sĩ Vũ Hán khi mặc đồ bảo hộ
  9. Chấp hành đủ 14 ngày cách ly, 124 người được trở về cộng đồng
  10. Phòng thí nghiệm virus Vũ Hán bác bỏ tin đồn ‘bệnh nhân số 0’
  11. Người nhiễm virus corona bình phục hiến huyết tương để chữa bệnh
  12. Loài đỉa nắm giữ ‘chìa khóa’ ngăn bùng phát virus corona tương lai
  13. Thêm thành phố ở Hồ Bắc cấm dân ra khỏi nhà, cấm xe cộ đi lại
  14. Phó thủ tướng giao 2 bộ trả lời thông tin virus corona ủ bệnh 24 ngày
  15. Vĩnh Phúc kêu gọi 192 người rời khỏi xã Sơn Lôi quay lại địa phương
  16. Người từ chối cách ly, điều trị Covid-19 sẽ bị xử lý ra sao?
  17. Bộ Y tế: Khánh Hòa đủ điều kiện công bố hết dịch Covid-19
  18. Máy đo thân nhiệt hồng ngoại có hiệu quả ngăn dịch virus corona?
  19. Hành khách du thuyền cập cảng Campuchia xét nghiệm lại vẫn dương tính với virus Corona
  20. Bánh mì thanh long trong dịch Corona nhận “mưa” lời khen, khách xếp hàng dài mua từ sáng sớm
  21. Bỏ trốn khỏi nơi cách ly có thể bị phạt tiền đến 100 triệu, phạt tù 10 năm
  22. Một tuần trở lại làm việc, đô thị Trung Quốc chưa thoát khỏi ‘hôn mê’
Video và Bài nổi bật