Đứa con rể đê tiện

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ ngày lấy Loan, lương lậu được, Cương quên hẳn việc phải đi làm nuôi vợ, sống nhờ cậy vào đồng lương của vợ.
Đứa con rể đê tiện
Chồng tôi là một kẻ vô liêm sỉ (ảnh minh họa)

Chuyện nàng dâu mẹ chống xích mích đã là chuyện thường, không còn xa lạ nên đôi khi người ta quên đi mất sự phức tạp cũng giống như thế trong mối quan hệ bố mẹ vợ và con rể. Câu chuyện quanh cuộc đời của Loan và người chồng hách dịch, ngang ngược tên Cương cũng là một bài học cho những người phụ nữ khi chọn chồng và những anh con rể không biết phải trái, trắng đen.

Ngày Loan còn chưa lấy Cương, bố Cương còn gọi cô vào dặn dò: “Con đã tìm hiểu kĩ thằng Cương nhà bác chưa? Hai đứa phải suy nghĩ cho kĩ trước khi tiến tới hôn nhân”.

Câu trả lời chắc như đinh đóng cột của Loan: “Dạ, chúng con đã tìm hiểu kĩ về nhau rồi ạ. Con và anh Cương rất yêu nhau” đã khiến ông bố lắc đầu trăn trở. Thật ra ông hỏi câu đó là để cho Loan có đường rút lui và suy nghĩ lại về cuộc hôn nhân này. Là bố đẻ nên ông thừa hiểu tính nết đứa con trai của mình như thế nào. Và dù là bố đẻ nhưng ông cũng không tỏ ra bênh vực con trai mà thậm chí còn mở đường cho đứa con dâu của ông.

Hai cha con Cương vốn không hợp tính nết nhau. Cũng vì bố đi làm xa nhà nên hàng tháng chỉ gặp nhau được vài lần. Nếu hai người ở gần nhau thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Ông Cương là người thẳng tính và tốt bụng, không giống với đứa con trai hào hoa, đẹp trai nhưng lại ham chơi, dở chứng dở thói của ông.


Về phần Cương, có lẽ anh lấy Loan cũng chỉ vì cô có chút nhan sắc và làm ăn được.
(Ảnh minh họa)

Có lẽ, Loan yêu Cương bởi anh có vẻ ngoài bảnh bao, phong độ. Nhiều người đến với Loan nhưng cô chưa hề rung động với một ai. 27 tuổi, chưa một lần thực sự yêu nhưng đến khi gặp Cương thì trái tim Loan thực sự bị đánh gục bởi những lời lẽ đường mật mà một người con gái đến tuổi yêu chưa hề được nghe. Thế rồi, Loan tiến tới hôn nhân với Cương chỉ trong vòng 2 tháng, cả tìm hiểu và ăn hỏi.

Về phần Cương, có lẽ anh lấy Loan cũng chỉ vì cô có chút nhan sắc và làm ăn được. Tháng lương của Loan cũng tầm hơn chục triệu. So với mức thu nhập ở quê thì đó là điều quá ổn. Và rồi, tự nhiên Cương, một kẻ hách dịch, gia trưởng lại nhanh chóng cưới được Loan, niềm khao khát của bao người.

Cương vốn là “cậu ấm” nên từ lâu đã không biết làm lụng gì. Công việc thì không đâu vào đâu vả lại Cương ăn chơi đã quen vì ỷ lại vào việc bố mẹ làm viên chức. Ở quê, một gia đình con của viên chức là oai lắm và dường như Cương rất “vênh” vì điều đó.

Từ ngày lấy Loan, lương lậu được, Cương quên hẳn việc phải đi làm nuôi vợ, sống nhờ cậy vào đồng lương của vợ. Là một thằng đàn ông nhưng anh không có trách nhiệm với vợ và gia đình nhà vợ.

Lấy Loan xong, Cương coi như “ván đã đóng thuyền”. Anh không ngó ngàng hỏi han đến nhà vợ dù chỉ một câu. Bố mẹ vợ gọi rất nhiều lần nhưng Cương tỏ ra không thèm nghe máy và cũng chẳng thèm gọi lại.

Gia đình nhà vợ có giỗ chạp, Cương cũng cấm tiệt không cho vợ ra, không cho vợ nghe điện thoại. Loan cũng một phần vì sợ chồng nên đành ngậm ngùi chua chát. Nếu cố tình đòi ra thì bị Cương mắng nhiếc không ra gì. Giờ đây Loan mới thấm thía câu hỏi của bố chồng: “Con đã tìm hiểu kĩ thằng Cương nhà bố chưa?”.

Lúc nào Cương cũng lên mặt dạy đời Loan rằng, cô ít học, rồi bố mẹ cô làm nông dân nên tư tưởng của cô cũng chỉ là đồ “chân đất”, không tiến bộ ra được. Lấy chồng thì phải theo chồng nên Cương cấm Loan cãi lại anh một lời, cấm Loan làm những gì mà Cương không đồng ý. Sống như vậy khác nào sống trong tù.

Mang thai đã tháng thứ 6 nhưng Loan chưa nhận được một sự quan tâm chân thành từ chồng. Nếu không phải có người mẹ chồng biết điều thì có lẽ cả ngày Loan chỉ ngồi mà khóc. Cuộc sống vật chất đầy đủ nhưng tinh thần lúc nào cũng nặng trĩu khiến cho Loan cảm thấy mình không còn lối thoát. Lúc này, thật sự Loan ân hận vì đã trót lấy Cương, cô bắt đầu tiếc những người đã từng kiên trì theo đuổi mình suốt bao nhiêu năm qua.


Chán nản cuộc sống hiện tại, Loan mang đồ về nhà bố mẹ đẻ. Cương cũng mặc kệ, không quan tâm cũng không gọi Loan về. (ảnh minh họa)

Chán nản cuộc sống hiện tại, Loan mang đồ về nhà bố mẹ đẻ. Cương cũng mặc kệ, không quan tâm cũng không gọi Loan về. Lúc nào Cương cũng cho mình là nhất, cho mình là hơn thiên hạ và không cần quỵ lụy ai hết. Anh thiết nghĩ, một ngày nào đó Loan cũng sẽ tự giác mang đồ về mà xin lỗi anh. Nhưng có lẽ Cương đã nhầm, Loan đã chết cay chết đắng khi nhìn những giọt nước mắt của người mẹ già khóc thương con. Loan thề nếu Cương không đến xin lỗi Loan, không nhận lỗi trước việc coi thường bố mẹ Loan thì cô sẽ không bao giờ quay trở về cái gia đình ấy. Cô chấp nhận sinh con và sống cùng với bố mẹ đẻ của mình, dù rằng đó là điều không hay ho gì với gia đình cô.

Thấy tình trạng của con gái không ổn nhất là lúc bụng mang dạ chửa nên bố mẹ Loan quyết định sang bên nhà Cương để hỏi cho rõ ngọn ngành. Nhưng ông bà chẫng hẩng khi nhận được một câu trả lời hách dịch, kèm theo cái nhìn khó chịu, láo toét của cậu con rể: “Ông bà không biết dạy con thì đừng sang đây này nọ cho phiền phức”.

Cứ nghĩ là vợ đang mang bầu, nhất định sẽ phải quay lại nhà mình không thì mang tiếng nên Cương làm căng, mặc kệ cho bố mẹ vợ nói đủ lời. Nhưng đợi mãi chẳng thấy vợ về, Cương bắt đầu sốt ruột. Cuối cùng thì cậu con rể ‘quý hóa’ của ông bà cũng phải xin vợ về nhưng kết cục cậu chỉ nhận được một tờ đơn ly hôn kèm theo ánh mắt căm hờn. Rể đến nhà mà không ai tiếp. Nỗi bực tức trong lòng Cương tăng lên gấp bội, nhưng làm được gì đây, anh đành chẫng hẩng ra về.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật