Các ngã tư Tây Sơn – Chùa Bộc, Giải Phóng – Trường Chinh, Cát Linh – Tôn Đức Thắng… luôn chật cứng các phương tiện tham gia giao thông vào bất cứ giờ nào nên là khu vực mà các “cái bang" thường đứng ăn xin.
“Đội quân” ăn xin này đều được chia… lãnh thổ (các điểm ngã tư đèn xanh, đèn đỏ), và công việc cụ thể. Thôi thì đủ các lứa tuổi: từ người già cả 70-80 tuổi đến các em nhỏ vẫn còn đang bế trên tay. Người già và trẻ nhỏ được "bố trí" ra đứng ở đây để tạo hình ảnh thương tâm nhằm xin tiền người đi đường đang đứng chờ đèn đỏ.
Điều đáng nói là các đối tượng ăn xin kể trên đều có “chủ”. Dù ngày nắng, hay ngày mưa, các "ông chủ” buổi sáng dùng xe máy chở “nhân viên” đi và thả tại các ngã tư thuộc "lãnh địa" của mình, buổi trưa trở về cho ăn, và buổi chiều lịch “làm việc” lại lặp lại. Dù xin được nhiều hay được ít thì số tiền xin được, người ăn xin đều phải nộp về cho chủ.
Khách du lịch bị bủa vây bởi "đội quân" ăn xin. |
3 ăn xin và 1 khách du lịch |
Một "cái bang" trẻ tuổi xuống đường khi có tín hiệu đèn đỏ. (Ảnh Phú Thái) |
Lượn quanh các vị "khách" từ ôtô đến xe máy (Ảnh: Phú Thái) |
Trong lúc cậu bé này điểm tâm sáng thì đến lượt người già "làm việc". |
Phi xuống đường bất chấp nguy hiểm đang rình rập |
Làm việc cho "ông chủ" bất chấp ngày nắng hay ngày mưa. |
Một cụ già với chiếc gậy xuống đường ăn xin... |
Hình ảnh thường thấy ở ngã tư Chùa Bộc - Tây Sơn |
Cậu bé sau bữa điểm tâm sáng lại tiếp tục làm việc |