Nhịn ăn để phục hồi sức khỏe

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhịn ăn là không ăn hoặc ăn ít trong một khoảng thời gian nào đó để có ích cho sức khỏe. Có nhiều cách nhịn ăn, tùy từng trường hợp và tùy tình trạng sức khỏe có thể áp dụng một trong các cách sau:

- Nhịn ăn tuyệt đối: không ăn không uống vài ngày.

- Nhịn ăn hoàn toàn: không ăn nhưng có uống nước.

- Nhịn ăn tương đối: không ăn nhưng uống sữa, nước trái cây.

- tiết thực, kiêng ăn: giảm một phần khối lượng thức ăn.

Trong tự nhiên, bản thân con người khi có bệnh cũng không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, ăn vào nôn ra... Vì vậy sẽ dễ chịu hơn nếu chỉ ăn những thức ăn nhẹ như xúp lỏng, cháo lỏng... Khi buồn bực, lo lắng thái quá, y học cổ truyền gọi là tình chí uất kết, cũng làm con người không muốn ăn. Nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh rằng con người có thể mất 60% thể trọng mà không nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe vì phần lớn thân trọng cũng là thức ăn dự trữ.

Không áp dụng nhịn ăn với các bệnh nhân suy kiệt, suy dinh dưỡng, người đang bệnh nặng có biến chứng đi kèm, suy tim, bệnh nhân tâm thần, viêm phổi, người có khối u ác tính giai đoạn cuối, trẻ em, thanh thiếu niên mới lớn và phụ nữ có thai.

Theo nghiên cứu của GS A.J.Carlson, bộ môn sinh lý Đại học Chicago, người khỏe mạnh ăn uống đầy đủ trước đó thì có thể sống từ 50-75 ngày không cần thực phẩm với điều kiện đừng để lạnh quá, tránh lao lực và không bị stress.

Cần chú ý là nhịn ăn chỉ có thể áp dụng trên những bệnh nhân tỉnh táo, có nhận thức rõ về sự nhịn ăn của mình, có quyết tâm, tổng trạng còn khá và được một thầy thuốc có kinh nghiệm hướng dẫn, theo dõi.

Những lợi ích mà phương pháp nhịn ăn mang lại:

- Giúp tế bào và các cơ quan tự phục hồi trong phần lớn bệnh cấp tính và mãn tính.

- Giúp toàn bộ cơ quan và các tế bào tự đổi mới, làm trẻ hóa tế bào nhờ hệ thống tự động đề kháng bệnh tật như bạch cầu tăng sinh, tăng thực bào, tăng nội tiết tố chống viêm, tăng sản xuất kháng thể.

- Trong giai đoạn nhịn ăn, các chức năng của hệ thần kinh cao cấp, hệ thần kinh giao cảm sẽ có điều kiện tự phục hồi.

- Luyện thần kinh và ý chí thêm mạnh mẽ và minh mẫn.

Tuy nhiên có những điều cần chú ý trong khi nhịn ăn:

1. Cần tự giác chấp hành những quy định trong nhịn ăn, không được làm sai lẽ tự nhiên.

2. Trong những ngày đầu nhịn sẽ có sự khó chịu, váng đầu, chóng mặt, nhức mỏi toàn thân...do sự gột rửa, tẩy độc của c‌ơ th‌ể đang tiến hành, không có gì đáng lo. Nhưng nếu người nhịn không chịu đựng được thì có thể uống hoặc ăn chút gì đó để lướt qua trạng thái này.

3. Cảm giác đói có khi rất mãnh liệt nhưng đó chỉ là phản xạ kích thích niêm mạc dạ dày và ruột. Cảm giác này không mấy chốc sẽ dịu lại và từ từ biến mất.

4. Cần tĩnh tâm, không để sự thèm ăn lấn át ý chí nhịn ăn.

5. Sự sụt cân trong trường hợp này sẽ không làm c‌ơ th‌ể yếu mà ngược lại nhờ sự loại bỏ chất độc, mỡ thừa trong các mô và cơ quan.

6. Giữ vệ sinh thân thể, tránh khói thuốc lá, bụi, tắm nước ấm. Mỗi ngày nên hoạt động nhẹ như đi bộ để khí huyết lưu thông.

7. Tịnh dưỡng, suy nghĩ bằng tư duy tích cực để cả thể chất và tinh thần đều được cải tạo toàn diện.

8. Chấm dứt đợt nhịn ăn là một sự khởi đầu mới cho c‌ơ th‌ể.

9. Khi ăn lại nên ăn thận trọng từng ngày, ăn thức ăn nhẹ, loãng trước rồi từ từ đậm đặc dần.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật