Chứng nghẽn mạch máu
Với nhiều nhân viên văn phòng làm việc chủ yếu trên chiếc bàn, ngồi nhiều có thể dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì.
Một bệnh khác là trombembolia (với biểu hiện là nghẽn mạch máu chân do không có đủ lượng tải cần thiết). Thông thường, những chỗ tắc này xuất hiện ở những ven nằm sâu trong cơ thể. Triệu chứng tương tự cũng có thể xuất hiện ngay trong phổi, mà các chuyên gia gọi là chứng tắc nghẽn hô hấp.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, số lượng nhân viên văn phòng bị mắc chứng bệnh này đang có xu hướng tăng đều hàng năm. Tình trạng phải ngồi làm việc liên tục cả ngày trong văn phòng còn làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh giãn tĩnh mạch.
Đau đầu
Đây là tình trạng thường gặp đối với những nhân viên văn phòng suốt ngày phải ngồi gò lưng trên ghế và chịu tác động của ánh đèn. Ngoài ra còn những nguyên nhân khác dẫn đến chứng đau đầu như phải ngồi liên tục trên máy tính hay sử dụng điện thoại.
Biện pháp đơn giản đầu tiên mà chúng ta có thể làm là dùng tay chà xát nhẹ lên vùng thái dương. Ngoài ra, những loại thuốc giúp loại bỏ những cơn đau đầu có thể tìm thấy tại bất cứ hiệu thuốc nào, song chỉ nên xem chúng là giải pháp tạm thời.
Tình trạng đau đầu thường xuyên còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ đột quỵ. Tốt nhất là tới gặp bác sĩ để kiểm tra thường xuyên có triệu chứng này.
Mất ngủ/Ngái ngủ
Bạn có thường xuyên thiếp đi ngay tại chỗ làm việc không, cho dù thời gian chợp mắt chỉ rất ngắn ngủi? Theo giải thích về khoa học, đó là bằng chứng cho thấy, bạn đang bị thiếu ngủ. Thông thường, cơ thể con người có thể hoàn toàn sảng khoái sau giấc ngủ trưa ngắn. nhưng nếu tình trạng buồn ngủ thường xuyên lặp lại suốt cả ngày thì phải tìm cách chữa trị nó.
Người trưởng thành cần ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể phục hồi hoàn toàn. Hãy thử đi ngủ sớm hơn một chút nếu điều kiện công việc cho phép. Còn nếu tình trạng vẫn không cải thiện, cần xem xét lại phòng ngủ. Có thể do người bạn đời ngáy nhiều, không khí ngột ngạt, tiếng khóc của trẻ hay những tiếng động thường xuyên nào đó có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ sâu của bạn. Còn nếu vẫn không giải quyết được vấn đề, giải pháp cuối cùng tất nhiên là tới gặp bác sĩ.
Đau ở bàn tay
Tay và cổ tay có thể đau do thường xuyên phải đánh máy. Vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn đối với những người phải làm việc trong điều kiện áp lực lớn. Một số chứng đau kinh niên với cổ tay thậm chí còn phải giải quyết bằng các can thiệp phẫu thuật.
Mệt mỏi kinh niên
Có không ít nhân viên văn phòng sau một ngày làm việc thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và đau ở lưng, vai và tay. Thông thường đây là nguyên nhân của tình trạng làm việc quá lâu trong một tư thế và trạng thái không đúng.
bệnh lây nhiễm
Không khí khô lạnh trong phòng làm việc làm cho hệ thống miễn dịch của bạn khó có thể chống đỡ được những tác nhân gây bệnh (như các loại virus gây cảm cúm) xuất phát từ những cơn ho hay hắt hơi của đồng nghiệp.
Cách phòng ngừa tốt nhất là nên uống nhiều nước, thường xuyên làm vệ sinh bàn phím, con chuột máy tính và bàn ghế, rửa tay cũng như uống vitamin bổ sung. Mặt khác, hàng ngày phải lau chùi dọn dẹp phòng ốc nơi làm việc để tránh thường xuyên phải ngồi trong môi trường bụi bặm.
Nhức mắt
Nếu là một nhân viên phải thường xuyên dán mắt vào màn hình máy tính từ 4 tiếng mỗi ngày trở lên, bạn nên làm theo những lời khuyên sau để giúp bảo vệ đôi mắt, tránh tình trạng nhức mắt, dẫn tới tăng nhãn áp:
- Chớp mắt thường xuyên hơn. Bởi nếu quá tập trung nhìn lên màn hình mà ít chớp mắt, đôi mắt của bạn sẽ không có đủ độ ẩm để ngăn chặn những bức xạ có hại của màn hình.
- Một lúc lại phải thay đổi tầm nhìn- hãy liếc mắt ra ngoài cửa sổ hay cửa ra vào mỗi khi có thể. Điều này sẽ giúp mắt rời xa màn hình máy tính, dù chỉ trong một thời gian ngắn.
- Đến bác sĩ nhãn khoa, người chắc chắn sẽ có nhiều bài tập bổ ích dành cho mắt. Tình trạng tăng nhãn áp cũng có thể được khắc phục tận gốc với những bài tập đúng đắn ngay từ giai đoạn đầu tiên.
Có lẽ lời khuyên bổ ích nhất đối với những nhân viên văn phòng là phải tranh thủ thời gian cho những vận động cơ thể như thường xuyên làm một vài động tác thể dục, chơi thể thao, nếu không cũng nên có chế độ đi dạo mỗi ngày 2-3 tiếng sau giờ làm việc.
Anh Tuấn
ĐH Y Hà Nội/Theo National Heart