Có nên đưa tên quan‘ tham’ lên báo chí?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Tham quyền cố vị” là cố tật của không ít quan chức. Tìm mọi cách để giữ cho được cái ghế của mình, kể cả khi bản thân không phù hợp, hoặc hiệu quả công việc không tương xứng với cái quyền của họ.
Có nên đưa tên quan‘ tham’ lên báo chí?
Ảnh minh họa

Chạy tiền để giữ chiếc ghế, chạy tuổi để “trẻ” lui dăm ba năm, cũng chỉ vì nuối tiếc cái ghế.

Đến khi chạy không được, khư khư giữ cái ghế không xong thì họ giữ căn nhà, biệt thự. Nhiều người đã về hưu nhưng quyết không trả lại nhà công vụ cho nhà nước. Lòng tham che lấn lòng tự trọng của con người.

Không phải họ nghèo đến nổi không có chỗ trú thân phải bám cái nhà công vụ. Họ có tiền, có biệt thự, căn hộ, trang trại, nhưng đã tham thì biết mấy cho đủ. Họ cứ nghĩ nhà của nhà nước là của chùa, phải tìm cách chiếm, từ từ “để lâu C… trâu hóa bùn”, chờ cơ hội làm của riêng. Nhà nước đụng đến thì nêu lý do, kêu nghèo, kể khổ. Không kể khổ thì kể công, bao nhiêu năm cống hiến, đóng góp vô vàn thành tích cho dân cho nước, chẳng lẽ cái biệt thự cũng không được giữ.

Hàng trăm biệt thự công, nhà công khắp nơi bị cán bộ đã về hưu chiếm giữ không trả lại nhưng chưa có biện pháp giải quyết. Đây là khối tài sản rất lớn của nhà nước, mỗi ngày bị chiếm dụng là một khoản tiền bị mất đi. Ai cũng có thể tính được, nếu như số tài sản này đưa vào kinh doanh, thì sẽ thu lại nguồn tiền đáng kể cho ngân sách. Có những biệt thự, khu nhà ở các vị trí đắc địa, nếu cho thuê hoặc bán cho các tập đoàn làm nhà cao tầng kinh doanh, thì nguồn lợi đó không chỉ cho nhà nước, cho doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội.

Thử hình dung, nếu các khu nhà, biệt thự công bị cơi nới, bị biến dạng do chắp vá các công trình phụ, được sửa chữa thành những khu nhà, biệt thư khang trang hay đập bỏ xây dựng thành các building hiện đại, thì bộ mặt đô thị sẽ đẹp hơn, tráng lệ hơn, khai thác có ích hơn.

Thế nhưng, không làm được vì lòng tham của các quan chức ngăn cản. Vì người có lòng tham là quan chức, cho nên có sự cả nể, không dám mạnh tay xử lý. Đã là cán bộ có nhà công vụ to như vậy thì chức của họ hẳn không nhỏ. Khó vậy đấy.

Tuy nhiên, phép nước thì không thể không thực thi, dù đó là ông quan hay người dân. Cứ so sánh một chuyện thôi sẽ thấy, cũng chuyện đất đai, nhà cửa, nếu người dân không chấp hành lệnh giải tỏa, di dời thì bị cưỡng chế. Vậy tại sao lai không mạnh dạn cưỡng chế các quan chức chiếm dụng nhà công hoặc nêu đích danh tên quan “tham” lên báo chí? Dân sẽ rất ủng hộ nếu như nhà nước cưỡng chế cán bộ tham lam ra khỏi nhà công vụ.

Trước khi cưỡng chế, thử áp dụng cách của Ấn Độ xử với các quan chức không trả nhà công vụ ở Thủ đô New Delhi, cắt điện, cắt nước là xong ngay.

Cũng xin nêu lại phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại buổi tiếp xúc cử tri TPHCM năm 2012: “… khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, tôi xin nguyện rằng sẽ không lấy cái vi-la nào đâu, kể cả khi về hưu dứt khoát tôi không lấy thêm một mi li mét vuông đất nào của Đảng, của nhà nước…”

Mong các ông quan tham đọc và suy nghĩ lời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật