Bầu Kiên đưa lý lẽ chứng minh ‘không có tội’

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng nay (21/5), phiên tòa xét xử bầu Kiên và các đối tượng liên quan tiếp tục làm việc với phần xét hỏi bị cáo thứ 2 - Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên Kế toán trưởng Công ty CP ACBI).
Bầu Kiên đưa lý lẽ chứng minh ‘không có tội’
bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến

Cuối chiều qua (20/5), 2 bị cáo trong vụ lừa đảo chuyển nhượng cổ phần Thép Hòa Phát vẫn cho rằng đã làm đúng chức trách nhiệm vụ, hoàn toàn tin tưởng và theo chỉ đạo của bầu Kiên. Dự kiến, ngày xét xử hôm nay, HĐXX vẫn tiếp tục xoay quanh vụ lừa đảo chuyển nhượng cổ phần Công ty Thép Hòa Phát đối với Nguyễn Đức Kiên và 2 bị cáo còn lại.

Sáng nay, bầu Kiên vẫn được tách ra ngoài phòng chờ để tòa xét hỏi riêng bị cáo Yến. Đến giữa buổi sáng, bầu Kiên mới được đưa trở lại để tòa thẩm vấn. Nội dung xét hỏi xoay quanh cáo buộc Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" trong vụ Công ty ACBI Hà Nội chuyển nhượng 20 triệu cổ phần trong tổng hơn 22 triệu cổ phần Công ty CP Thép Hòa Phát tương ứng số tiền 264 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo cáo trạng, số cổ phần này của ACBI đã được thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu 800 tỷ đồng.

Các câu hỏi của HĐXX chủ yếu làm rõ việc 3 bị cáo này đại diện cho Công ty ACBI lấy số cổ phần đã thế chấp để bán có phải là hành vi vi phạm Pháp Luật hay không.

"bị cáo có biết việc bán cổ phần đã thế chấp là trái Pháp Luật không?" - Tòa hỏi. "Sau này tôi mới biết." - bị cáo Yến thừa nhận. Tuy nhiên, bà Yến cho rằng mình chỉ thực hiện những công việc chuyên môn kế toán được giao, không rõ về những nguyên tắc giao dịch, chuyển nhượng nói trên. Mặt khác, bà Yến và các nhân viên hoàn toàn tin tưởng vào quyết định của Chủ tịch (bầu Kiên-PV).

Theo cáo trạng, bầu Kiên đã chỉ đạo Trần Ngọc Thanh (Giám đốc) và Nguyễn Thị Hải Yến (Kế toán trưởng) lập khống biên bản họp HĐQT và Quyết định của HĐQT. Các biên bản này thể hiện chủ trương của HĐQT Công ty ACBI bán 20 triệu cổ phần Công ty Thép Hòa Phát mà ACBI đang sở hữu. Trả lời tòa, bị cáo Yến thừa nhận mình chính là người được giao soạn thảo các biên bản này. Không chứng kiến lãnh đạo họp với nhau nhưng bà Yến cho rằng, cuộc họp giữa các lãnh đạo công ty không nhất thiết phải gặp trực tiếp mà có thể trao đổi qua email, điện thoại,...

Bầu Kiên trong phiên tòa sáng nay

Sáng nay (21/5), đại diện Ngân hàng ACB khẳng định đã không đồng ý cho ACBI bán cổ phần cho Thép Hòa Phát với lý do giá trị tài sản bảo đảm không đủ. Còn đại diện Thép Hòa Phát cho rằng, không biết số cổ phần đó đã được thế chấp tại Ngân hàng ACB. Tuy vậy, với các biên bản trên, Trần Ngọc Thanh (Giám đốc ACBI) và ông Kiều Chí Công (Giám đốc Thép Hòa Phát) ký hợp đồng chuyển nhượng 20 triệu cổ phần. Thép Hòa Phát đã chuyển 264 tỷ đồng cho ACBI nhưng thực chất không nhận được 20 triệu cổ phần theo hợp đồng đã ký.

Trong phần xét hỏi đối với mình, bầu Kiên đã trả lời rất rành rọt và mạch lạc. Bầu Kiên khẳng định việc chuyển nhượng cổ phần có sự thỏa thuận với ông Trần Đình Long do ông này có nguyện vọng thoái vốn tại Công ty Bất động sản ACB. Mặt khác, bầu Kiên cũng quả quyết, không có chuyện ông Long và ông Dương (đại diện Thép Hòa Phát) không biết việc chuyển nhượng cổ phần. Theo ông Kiên, mọi việc đều thực hiện đúng nguyên tắc, điều lệ của doanh nghiệp và có sự đồng ý, thỏa thuận giữa các bên. "Tôi và anh Dương, anh Long xuất phát đều là bạn bè thân thiết. Chúng tôi ngồi chung ăn cơm với nhau thường ngày. Không thể có chuyện thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần mà họ không biết." - Bầu Kiên nói.

Liên quan đến cáo buộc lập biên bản khống cuộc họp, bầu Kiên cho biết, quy chế công ty cho phép họp thông qua văn bản.

Ông Trần Đình Long - Đại diện Thép Hòa Phát

Đối đáp trước tòa, bầu Kiên đã đưa ra các lý lẽ, trích dẫn cụ thể từng điều khoản của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư để chứng minh rằng doanh nghiệp được làm những điều mà Pháp Luật không cấm. Bầu Kiên khẳng định mình không làm điều gì trái Pháp Luật.

Sáng nay, tòa cũng chuyển sang xét hỏi bầu Kiên về hành vi kinh doanh vàng trái phép thông qua Công ty CP Phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam.

Theo cáo trạng, mặc dù Công ty Thiên Nam không được cấp phép kinh doanh vàng vật chất và vàng trạng thái nhưng Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty Thiên Nam ký hợp đồng với Ngân hàng ACB để kinh doanh vàng trạng thái trên tài khoản ở nước ngoài và trong nước với tổng khối lượng giao dịch mua, bán là 462.500 Ounce, 75.000 lượng vàng SJC tổng giá trị hơn 11,7 nghìn tỷ đồng. Kết quả kinh doanh trạng thái vàng ở nước ngoài và trong nước, Công ty Thiên Nam bị lỗ hơn 433 tỷ đồng. Số tiền này Ngân hàng ACB cho Công ty Thiên Nam nhận nợ đến năm 2015. cáo trạng xác định từ tháng 5/2007 đến 8/2012, Nguyễn Đức Kiên đã thông qua 6 công ty để kinh doanh tài chính và kinh doanh vàng trạng thái trái phép với tổng số tiền hơn 21 nghìn tỷ đồng.

Tại tòa, bầu Kiên thừa nhận, Công ty Thiên Nam không có chức năng, thẩm quyền kinh doanh vàng và trên thực tế, công ty này cũng chỉ đầu tư giá vàng chứ không kinh doanh vàng hay kinh doanh vàng trạng thái như cáo buộc. Khi chủ tọa đọc các văn bản quy định về kinh doanh vàng, bầu Kiên đã "bắt bẻ" lại. Bầu Kiên cho rằng, việc Công ty Thiên Nam đầu tư giá vàng không trái quy định Pháp Luật. Không có văn bản luật nào cấm việc này. Tuy nhiên, tòa nhắc nhở, ông Kiên đang lợi dụng câu chữ để làm sai lệch bản chất vấn đề.

Chiều nay, 14h phiên tòa tiếp tục.

Phần xét hỏi các bị cáo trong vụ án bắt đầu diễn ra từ chiều qua (20/5). Tất cả các bị cáo lần lượt phủ nhận cáo trạng buộc tội mình.

HĐXX cũng đã thẩm vấn bị cáo Trần Ngọc Thanh (Giám đốc Công ty ACBI) liên quan đến hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" này. bị cáo Thanh cũng cho rằng, mọi công việc ông vẫn làm đúng chức trách, nhiệm vụ của giám đốc chứ không biết rằng, việc chuyển nhượng cổ phần đã thế chấp là trái Pháp Luật.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5357
  1. Bầu Kiên: “Tôi sợ tim tôi không chịu được lâu”
  2. Bị cáo vụ bầu Kiên phân vân giữa việc kêu oan và xin giảm hình phạt
  3. “Bầu” Kiên không tin “bầu” Long tố cáo
  4. Vợ Nguyễn Đức Kiên ký hợp đồng vì hoàn toàn tin tưởng chồng
  5. Bầu Kiên: ‘Bản án 30 năm với người không có tội là rất dài’
  6. Vụ xử ‘bầu’ Kiên: Các bị cáo đồng loạt ‘xin’ án treo
  7. Phúc thẩm bầu Kiên: Một bị cáo ngất xỉu, phiên tòa bị gián đoạn
  8. Tòa bác một số yêu cầu của các luật sư bào chữa cho ‘Bầu’ Kiên
  9. Đang cập nhật: Bầu Kiên đến toà với 4 luật sư và lá đơn viết tay 118 trang
  10. Hôm nay xét xử phúc thẩm đại án ‘bầu’ Kiên
  11. Ngày mai, xét xử ‘bầu’ Kiên cùng đồng phạm
  12. VKS đề nghị phạt bầu Kiên 30 năm tù
  13. Vụ ‘bầu’ Kiên: Ông Phạm Trung Cang bị đề nghị 3 năm tù treo
  14. Ngày thứ bảy xét xử Bầu Kiên: Nguyễn Đức Kiên bị đề nghị mức án 30 năm tù
  15. Phiên xử ngày thứ 3: Tòa chưa thể kết luận bầu Kiên kinh doanh vàng trái phép
  16. Trực tiếp: Ngày thứ 4 xét xử vụ án ‘bầu’ Kiên và đồng phạm
  17. Bầu Kiên không nhận tội kinh doanh vàng trái phép
  18. Ngày mai bầu Kiên còn bị cùm chân trước vành móng ngựa hay không?
  19. Đại án Bầu Kiên: Chưa thể ấn định ngày mở lại phiên tòa
  20. Thêm 4 bị cáo trong vụ án “bầu” Kiên bị bắt giam để đảm bảo việc xét xử
  21. Nhìn lại hoạt động kinh doanh sai trái của bầu Kiên
Video và Bài nổi bật