Ngày mai bầu Kiên còn bị cùm chân trước vành móng ngựa hay không?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đứng trước vành móng ngựa vào ngày 16/4/2014, bị cáo Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB) đề nghị luật sư kiến nghị Hội đồng xét xử không áp dụng biện pháp cùm chân đối với bản thân.
Ngày mai bầu Kiên còn bị cùm chân trước vành móng ngựa hay không?
Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tại biên xử ngày 16/4/2014.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội “Kinh doanh trái phép”; “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Trốn thuế”. Như vậy, bị cáo này phạm tội trong lĩnh vực quản lý kinh tế, không phải là tội phạm đặc biệt nguy hiểm và có tính chất côn đồ, hung hãn. Thế nhưng, trong quá trình dẫn giải và tại phiên tòa, bị cáo này lại bị lực lượng cảnh sát cùm chân.

Hình ảnh bầu Kiên bước ra vành móng ngựa với sợi xích ràng chân đã gây nhiều tranh cãi. Dư luận cho rằng, bị cáo này không phải là tội phạm nguy hiểm, manh động, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho những người tham gia tố tụng mà bị cùm cả chân lẫn tay là quá đáng. Bầu Kiên là một doanh nhân, người có trí thức thì việc cùm chân có nên hay không...(?)

Dư luận là như vậy. Thế nhưng, luật pháp quy định như thế nào về việc này. Luật sư Hoàng Đôn Hùng (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên) cho biết, biện pháp xích chân bị cáo trong quá trình dẫn giải được áp dụng khi cần thiết và đối với các bị cáo phạm tội có tính chất côn đồ hung hãn, manh động. Trường hợp của bầu Kiên là không cần thiết.

Còn theo nhiều chuyên gia, bất kể một bị cáo nào trong quá trình dẫn giải từ Nhà tạm giam đến hội trường xét xử đều phải sử dụng công cụ hỗ trợ dẫn giải (còng số 8) để còng tay hoặc cùm chân khi vận chuyển bằng xe chuyên dụng. Còng tay hay cùm chân bị cáo trong quá trình dẫn giải hay trước tòa không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình xét xử. Đồng thời ngăn chặn và răn đe hành vi chống đối, quá khích, bảo vệ những người tiến hành tố tụng và những người tham gia phiên tòa.

Thực tế đã xảy ra các trường hợp bị cáo rượt đánh hội đồng xét xử, luật sư hoặc nhân chứng... gây náo loạn phiên tòa. Nếu không có biện pháp bảo vệ và ngăn chặn bị cáo như vậy, lỡ bị cáo liều mình t‌ּự vẫ‌ּn, bỏ chạy, tấn công những người trong phiên tòa thì rất khó lường trước được hậu quả sẽ ra sao.

Trên đường dẫn giải từ Nhà tạm giam đến Hội trường xét xử, cảnh sát dẫn giải cùm chân hoặc còng tay bị cáo là việc làm cần thiết. Việc làm này nhằm đảm bảo an toàn và đưa phạm nhân đến nơi xét xử thuận lợi, tránh gặp sự cố trong suốt hành trình. Tuy nhiên, khi bước vào phiên xét xử, chủ tọa phiên tòa có quyền yêu cầu lực lượng cảnh sát tháo khóa tay, cùm chân nếu cần thiết. Bởi lẽ, khi tòa chưa tuyên án, thì người bị xét xử chưa thể coi là có tội. Tất nhiên, đối với những bị cáo có hành vi hung hãn, không chấp hành nội quy phiên tòa thì chủ tọa sẽ có những quyết định cần thiết, đảm bảo phiên xử được ổn định, nghiêm minh.

Thực tế cho thấy, tại một số phiên tại tòa hình sự của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội trước đây cũng đã xuất hiện hình ảnh cùm chân bị cáo trong suốt quá trình xét xử. Lý giải, một số cảnh sát dẫn giải cho biết, nhằm đảm bảo an toàn và luật cũng không cấm nên với một số trường hợp đặc biệt.

Thiết nghĩ, việc cùm chân hoặc còng tay bị cáo trong quá trình dẫn giải hoặc tại phiên tòa không chỉ do nhân thân xấu mà còn xuất phát từ hành vi nguy hiểm của bị cáo. Cần thiết phải cưỡng chế tại phiên tòa để đảm bảo an toàn cho những người tham gia tố tụng là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, để tránh lạ‌m dụn‌g, thiếu công bằng khi nơi này bị cáo ra tòa không bị còng tay cùm chân, nơi khác thì lại bị áp dụng, các cơ quan có thẩm quyền nên luật hóa vấn đề.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5357
  1. Bầu Kiên: “Tôi sợ tim tôi không chịu được lâu”
  2. Bị cáo vụ bầu Kiên phân vân giữa việc kêu oan và xin giảm hình phạt
  3. “Bầu” Kiên không tin “bầu” Long tố cáo
  4. Vợ Nguyễn Đức Kiên ký hợp đồng vì hoàn toàn tin tưởng chồng
  5. Bầu Kiên: ‘Bản án 30 năm với người không có tội là rất dài’
  6. Vụ xử ‘bầu’ Kiên: Các bị cáo đồng loạt ‘xin’ án treo
  7. Phúc thẩm bầu Kiên: Một bị cáo ngất xỉu, phiên tòa bị gián đoạn
  8. Tòa bác một số yêu cầu của các luật sư bào chữa cho ‘Bầu’ Kiên
  9. Đang cập nhật: Bầu Kiên đến toà với 4 luật sư và lá đơn viết tay 118 trang
  10. Hôm nay xét xử phúc thẩm đại án ‘bầu’ Kiên
  11. Ngày mai, xét xử ‘bầu’ Kiên cùng đồng phạm
  12. VKS đề nghị phạt bầu Kiên 30 năm tù
  13. Vụ ‘bầu’ Kiên: Ông Phạm Trung Cang bị đề nghị 3 năm tù treo
  14. Ngày thứ bảy xét xử Bầu Kiên: Nguyễn Đức Kiên bị đề nghị mức án 30 năm tù
  15. Phiên xử ngày thứ 3: Tòa chưa thể kết luận bầu Kiên kinh doanh vàng trái phép
  16. Trực tiếp: Ngày thứ 4 xét xử vụ án ‘bầu’ Kiên và đồng phạm
  17. Bầu Kiên đưa lý lẽ chứng minh ‘không có tội’
  18. Bầu Kiên không nhận tội kinh doanh vàng trái phép
  19. Đại án Bầu Kiên: Chưa thể ấn định ngày mở lại phiên tòa
  20. Thêm 4 bị cáo trong vụ án “bầu” Kiên bị bắt giam để đảm bảo việc xét xử
  21. Nhìn lại hoạt động kinh doanh sai trái của bầu Kiên
Video và Bài nổi bật