Trần Hải Sơn không hề rút tiền chuyển sếp Vinalines?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo đại diện Ngân hàng Hàng hải khẳng định, cho đến thời điểm này, không có giao dịch nào xác nhận việc rút tiền của Trần Hải Sơn tại ngân hàng để chuyển cho sếp Vinalines.
Trần Hải Sơn không hề rút tiền chuyển sếp Vinalines?
Ảnh minh họa
9h25’, Tòa kết thúc phần xét hói, chuyển sang phần tranh luận. Đại diện VKS kết luận các vấn đề mới thể hiện. Đại diện VKS cho rằng phần xét hỏi thêm tập trung vào các chứng cứ, tài liệu mới luật sư xuất trình lại phiên tòa để đánh giá hành vi các bị cáo, tiếp nhận kết quả tương trợ tư pháp, ngoài ra thì nhiều vấn đề lặp đi lặp lại.
9h16’, Đại diện Ngân hàng Hàng hải được yêu cầu trình bày kết quả xác minh việc rút tiền của Trần Hải Sơn. Ông này nêu rõ, đã tra soát suốt cả đêm qua cũng không tìm ra được giao dịch nào của người này. Ông này đề nghị xin cho thêm thời gian để có thể trả lời chắc chắn về việc này.
“Cho đến thời điểm này thì không có giao dịch nào như yêu cầu tra soát của tòa” – đại diện ngân hàng Hàng hải nêu rõ.
9h12’, luật sư Hoàng Huy Được yêu cầu nhân chứng Trần Thị Hải Hà xác nhận việc nhận tổng số 1,666 triệu USD từ công ty AP. Sau đó chị Hà đã rút 19,5 tỷ đồng bằng tiền mặt để giao cho Trần Hải Sơn.
9h6’, Tòa hỏi thêm đại diện Bộ Tài Chính, tại thời điểm tính thiệt hại là tháng 5/2012 nhưng tỷ giá USD lại chỉ căn cứ theo thời điểm lúc 2007 (mua ụ) thì có thiệt cho các bị cáo? Giám định viên khẳng định, nguyên tắc là tính từ thời điểm mua ụ nổi, khi sự việc phát sinh. Còn việc chốt thời điểm ngày 17/5/2012 là theo sổ sách giấy tờ của Vinalines.
Luật sư Nguyễn Văn Chiến hỏi thêm, có cần thiết có Bộ GTVT tham gia thêm cơ quan giám định liên bộ để đánh giá ụ và tàu biển thế nào? Đại diện Bộ Tài Chính cho rằng việc có cần thêm cơ quan nào không là trách nhiệm của CQĐT Bộ Công an. Đại diện các Bộ không có thẩm quyền đề nghị can thiệp thêm. Tuy nhiên, các bộ cũng đủ năng lực chuyên môn để đưa ra vấn đề này. Ví dụ, chuyện ụ có phải là tàu không, Bộ Tài chính có thể tham gia nhiều trên cơ sở áp dụng công ước HS.
8h56’, Giám định viên của Bộ Tài Chính (thuộc cơ quan giám định liên Bộ - Bộ KH-ĐT, Công thương, KH-CN, Tài chính, NHNN, nhưng lại không có Bộ GTVT) nêu rõ, cơ quan giám định được trưng cầu theo quyết định của cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra nêu nhiều yêu cầu, tổ giám định làm việc tập thể. Bộ Tài Chính được giao trực tiếp thẩm định về thủ tục Hải quan nhập khẩu ụ nổi và cho thông quan thiết bị này có gì sai phạm không. Yêu cầu khác là giám định về thiệt hại do thương vụ ụ nổi mang lại.
thiệt hại 367 tỷ đồng được cho là phát sinh từ nhiều khâu. Về phần sửa chữa ụ nổi 83M tại Việt Nam không nằm trong vụ án này vì được tách riêng thành một vụ án khác. Khỏan 1,666 triệu USD cũng do cơ quan công an làm. Cơ quan giám định liên ngành chỉ thực hiện theo yêu cầu của cơ quan điều tra.
Cách tính, tổng số tiền chi phí cho ụ nổi tính đến thời điểm khởi tố vụ án là 17/5/2012, trừ đi các khoản như giá mua là 2,3 triệu USD (coi như giá gốc mua ụ nổi. Tuy nhiên, nếu giờ đưa thẩm định giá không được 2,3 triệu USD thì thiệt hại tổng tăng lên, vượt quá giá này thì thiệt hại tổng giảm đi. Tuy nhiên vì đây là tang vật vụ án, chưa thể tính toán khoản này), phí bảo hiểm, lai dắt, các khoản đóng thuế… Sau khi loại trừ những khoản này thì còn lại phần 367 tỷ đồng gọi là thiệt hại.
Đối chiếu thiệt hại này với trách nhiệm của nhóm bị cáo là các cán bộ Hải quan Vân Phong, đại diện Bộ Tài Chính cho biết, việc phân bổ trách nhiệm như nào, ai phải bồi thường nhiều, ai ít là trách nhiệm của cơ quan xét xử, không phải của giám định viên. Tuy nhiên, giám định viên ở mỗi phần việc đều đưa ra nhận xét làm như thế có đúng hay không, trách nhiệm như nào.
Cụ thể, với các cán bộ Hải quan, cơ quan giám định không cho rằng nhóm bị cáo này sai. Ý kiến sau cùng của cơ quan giám định là đề nghị CQĐT Bộ Công an tiếp tục điều tra để làm rõ thêm.
8h53’, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đề nghị được hỏi nhân chứng Trần Thị Hải Hà. Hà xác nhận, ngày 6/9/2008 Hà có nhận số tiền 3 tỷ đồng từ tài khoản của em gái Trần Thị Hải Huyền. Sau đó Hà đã rút ra bằng tiền mặt.
Chị Trần Thị Hải Huyền cho rằng, việc này có thể đối chứng bằng chứng từ tài liệu của ngân hàng các nhân chứng đã nộp. Chị Huyền xác nhận có chuyển khoản tiền 3 tỷ đồng này.
8h49’, Tòa tiếp tục hỏi bị cáo Trần Hải Sơn. Tòa nhắc lại lời khai của Sơn về việc rút tiền từ Ngân hàng Hàng hải bằng chứng minh thư. Sơn xác nhận nội dung 2 lần rút tiền, tại Hải Phòng và Hà Nội. Tuy nhiên, Sơn cũng nói thêm bản thân nhớ về cách thức, thời điểm rút tiền đến nay không còn rõ ràng.
Sơn có tài khoản tại Ngân hàng Hàng hải vì cơ quan mở cho mỗi nhân viên tại Ngân hàng Hàng hải Vũng Tàu để trả lương.
Việc ký hợp đồng lao động với lái xe Quỳnh, Sơn khẳng định là từ tháng 3/2008, khi công ty của Sơn tại Sài Gòn đi vào hoạt động.
8h48’, Luật sư Trần Thị Hồng Phúc cho rằng tài liệu này có tính chất quyết định đối với việc có tội hay không có tội của nhóm bị cáo hải quan nên luật sư cho rằng tài liệu này đang mâu thuẫn với các tài liệu đang được sử dụng một cách hợp pháp tại Việt Nam. Khác nhau cơ bản nhất là về khái niệm ụ và tàu.
8h45’, Luật sư Nguyễn Đình Hưng không nhất trí hướng nhận định của đại diện VKS về tính hợp pháp của tập tài liệu. Theo ông Hưng, nếu có yêu cầu thu thập tài liệu của tòa thì phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung trước.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải thích, có tài liệu này là xuất phát từ yêu cầu tương trợ tư pháp từ cơ quan điều tra. Trên cơ sở yêu cầu này, VKSND tối cao đã gửi văn bản tới Tổng viện kiểm sát Nga. Từ đó Tổng viện này mới có công văn chuyển toàn bộ tài liệu theo yêu cầu như các nội dung VKSND tối cao nêu ra.
8h39’, Phát biểu quan điểm nhận định về những tài liệu này, đại diện VKS nói, sau khi nghiên cứu tài liệu này trong chiều, tối qua, kiểm sát viên thấy quy trình thu thập tài liệu đúng với quy định, có thông qua cơ quan tương trợ tư pháp liên bang Nga, cơ quan này sau đó mới chuyển đến Vụ hợp tác quốc tế VKSND Tối cao rồi đưa sang vụ 1B, sau mới chuyển sang tòa chiều 28/4.
Đánh giá tài liệu chứng cứ này có được xem xét trong vụ án hay không, kiểm sát viên cho rằng, trong phiên tòa kéo dài đã gần 1 tuần, trong yêu cầu bức xúc của luật sư là cần phải có tương trợ tư pháp từ Nga, nếu tài liệu này mà giữ không đưa đến tòa thì cũng là một trách nhiệm của cơ quan này. Nếu không đầy đủ tính hợp pháp thì việc tài liệu gửi đến cũng có thể để tham khảo.
Còn VKS đề nghị Nga làm rõ quan hệ trong việc chuyển 1,666 triệu USD trong số 4,3 triệu USD mà công ty GS nhận được trong thương vụ mua bán ụ nổi 83M. Tuy nhiên yêu cầu này trước đó không được đáp ứng vì quá thời hạn lưu trữ hồ sơ của Nga. Còn tài liệu này nếu tòa thấy thiếu, cho rằng không có thì không thể đủ cơ sở tuyên các bị cáo có tội thì VKS cũng sẵn sàng đề nghị tuyên hủy án sơ thẩm, điều tra lại.
8h38’, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cho biết, khi gửi các luật sư tòa chỉ đưa bản dịch tiếng Việt, còn bản gốc, có bản tiếng Nga. Tòa nhận được tập tài liệu từ vụ 1B VKSND Tối cao, có kèm tài liệu của Vụ hợp tác quốc tế. Khi tài liệu tương trợ tư pháp này gửi đến có cả chứng nhận của Tổng lý VKS liên bang Nga.
8h35’, Luật sư Lê Minh Công đặt vấn đề, tài liệu được thu thập sau khi vụ án đã được đưa ra xét xử sơ thẩm. Như vậy, không rõ quy trình thu thập như nào, có thể xem đây là tài liệu của vụ án này không? Ông Công đề nghị bỏ ra ngoài tập tài liệu mới này vì chỉ làm mất thời gian của tòa.
8h34’, Luật sư Hoàng Huy Được cho rằng, tài liệu tư pháp với nước ngoài theo quy định phải được dịch và chứng thực tại cơ quan lãnh sự ngoại giao. Không đáp ứng điều kiện này, tài liệu dù có lợi hay không có lợi cho bị cáo thì cũng không được sử dụng như một chứng cứ của vụ án.
8h32’, Luật sư Nguyễn Văn Chiến đề cập chi tiết ụ nổi trong tài liệu được dịch là tàu nhưng theo các khái niệm là “tàu sức nâng”. Ông Chiến yêu cầu việc dịch phải giao cho một cơ quan có đủ chuyên môn, thẩm quyền thực hiện.
8h30’, Luật sư Trần Đình Triển nêu rõ, tập tài liệu từ Nga thể hiện ngày 12/3/2014 đã gửi, kèm đó là bản khai của nhân chứng từ tháng 11/2013. Như vậy trước phiên xử này đã có hồ sơ. Theo trả lời của Nga, họ rất để ý đến khoản 1,2 triệu USD và 2,3 triệu USD là tiền thanh toán ụ nổi và tiền thù lao cho công ty trung gian. Vậy mà sao những tài liệu theo hướng có lợi cho thân chủ của ông Triển như này mà giờ mới đến tòa?

8h25’, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cũng cho rằng tập tài liệu này không đúng giá trị pháp lý để sử dụng như chứng cứ tại tòa khi không có bản chính tiếng Nga đính kèm (tài liệu do văn phòng công chứng, dịch thuật Hoài Đức, Hà Nội thực hiện dịch, chứng thực).



Luật sư Thủy ý kiến về tài liệu của tòa, VKS công bố

8h23’, Tòa chuyển sang tiếp tục xét hỏi. Luật sư Ngô Ngọc Thủy nêu băn khoăn, không biết tòa, VKS tiếp nhận hồ sơ này như thế nào, đây có thể coi là hồ sơ gì về mặt tố tụng khi nhiều văn bản không có chứng thực. 8h, Tòa công bố tài liệu xác minh về ông Andrevich không phải là người của Nakhodka. Ông Andrevich chính là người đại diện đã ký thỏa thuận hợp tác giữa Global Success và công ty AP. Từ giai đoạn 2007 đến nay, Nakhodka không có quan hệ nào với công ty Global Success (GS). Ông này nói chỉ là người đại diện của GS, không có vai trò gì trong công ty. Công ty GS chỉ đóng vai trò đại lý. Khi ông Goh đến, ông này đón ở sân bay đưa đến khách sạn giao dịch với lãnh đạo nhà máy Nakhodka.
Ông không biết có ký các thỏa thuận khác ngoài thỏa thuận làm đại lý bán ụ nổi. Việc ký này có lợi cho các bên và được bên GS đồng ý.

GS đã chuyển cho AP hơn 3,4 triệu USD và cho cá nhân ông Andrevich nhận hơn 1 triệu USD. Ông này khẳng định bản thân không nhận khoản tiền mặt nào từ thương vụ này, chỉ

nhận “lương của công ty”.

Ông này cũng thừa nhận có thể ký một số văn bản mà không nhớ nội dung. Tuy nhiên, ông này không biết tiền được chuyển cho Phú Hà cũng như tiền chuyển cho ai, qua đâu. Từ khi ký cũng không có ai chuyển tiền, thông tin tới ông này.

Cục quản lý di cư liên bang Nga cũng cung cấp lý lịch của nhân chứng đã ký hợp đồng thỏa thuận giữa GS với AP. Bộ Nội vụ liên bang Nga thì chứng nhận về việc di chuyển ụ nổi khỏi địa phận Nga.

Ngoài ra, còn có tài liệu thể hiện các thông số của ụ nổi 83M. Công ty cổ phần Nakhodka cũng trình với hải quan Nga về những hợp đồng mua bán, thanh toán qua ngân hàng Bờ biển. Điều khoản hợp đồng nêu rõ, 28/2/2007, bên bán là công ty Nakhodka, bên mua là công ty AP.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5392
  1. Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc không thoát án tử hình
  2. Tòa tuyên án Dương Chí Dũng và đồng phạm
  3. Nhiều mâu thuẫn chưa được lý giải, Dương Chí Dũng thoát án tử?
  4. Chiều nay tòa tuyên, Dương Chí Dũng có thoát án tử?
  5. Những người phụ nữ trong phiên tòa Dương Chí Dũng
  6. Dương Chí Dũng: ‘Nếu có tội, chết không ân hận’
  7. Xét xử Dương Chí Dũng: Luật sư đề nghị bỏ tài liệu mới xuất hiện ra khỏi vụ án
  8. Con gái Dương Chí Dũng có mặt tại ngày cuối phiên tòa phúc thẩm
  9. Luật sư cho rằng tài liệu mới xuất hiện không hợp lệ
  10. Trực tiếp: Ngày thứ 6 xử vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm
  11. Tạm dừng phiên xử vụ Dương Chí Dũng vì có tài liệu mới
  12. Triệu tập thêm nhân chứng đến phiên xử Dương Chí Dũng
  13. ‘Tiền đưa cho bác Dũng mà thế này thì thành bao tải à?’
  14. Dương Chí Dũng từng dọa đề nghị Thủ tướng cách chức Tổng GĐ Vinalines?
  15. Tiếp tục kéo dài nội dung thẩm vấn Dương Chí Dũng và đồng phạm
  16. Trực tiếp: Tiếp tục phiên xử Dương Chí Dũng và đồng phạm
  17. Ngày 22/5, xét xử phúc thẩm em trai của Dương Chí Dũng
  18. Dương Chí Dũng vẫn có thể thoát án tử?
  19. Nụ cười Dương Chí Dũng và cái hôn gió phía sau xe thùng
  20. Khởi tố tội vu khống một bài báo BBC về vụ án Dương chí Dũng
  21. Vụ Dương Chí Dũng: Xét hỏi Trần Hải Sơn khoản lại quả
Video và Bài nổi bật