Vụ B.H trẻ em:‘Cơ quan Chính phủ phải vào cuộc sâu hơn’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phóng viên phỏng vấn bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội
Vụ B.H trẻ em:‘Cơ quan Chính phủ phải vào cuộc sâu hơn’
Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội

Vụ việc cô giáo, bảo mẫu ở thành phố Hồ Chí Minh đánh đập, hành hạ trẻ em tiếp tục bị xã hội lên án, cơ quan chức năng có ý kiến. Phóng viên VOV phỏng vấn bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.

PV: Bà có ý kiến gì khi xem những hình ảnh về việc bảo mẫu đánh đập, hành hạ trẻ em tại trường mầm non ở TP HCM mới đây?

Bà Ngô Thị Minh: Các bảo mẫu hành xử như thế thì xã hội bức xúc, bản thân tôi cũng bức xúc. Các vụ B.L xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em, đặc biệt các bảo mẫu hành hạ, hành xử với trẻ em xảy ra rất T.Tâm và có thể nói không còn nhân tính của con người có tình yêu thương với trẻ nữa ở một nhóm trẻ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác nữa. Tình trạng này là do phóng viên- những người làm công tác tuyên truyền tìm mọi cách để phát hiện được, còn các trường hợp khác không phát hiện được thì sao và ai thay cho tiếng nói khi trẻ vắng bố vắng mẹ bị hành xử như vậy.

Chúng tôi thấy đây là việc mà cơ quan Chính phủ phải vào cuộc sâu hơn, phải quan tâm rõ hơn. Tôi đã có ý kiến trao đổi với ngành thương binh, xã hội và ngành cũng đã có văn bản để gửi về cho thành phố Hồ Chí Minh. Theo tôi, tới đây phải làm mạnh mẽ hơn và phải rà soát tất cả cơ sở chưa có cấp phép, kể cả cấp phép rồi để xem các bảo mẫu chăm sóc trẻ có trình độ hay không, có được giáo dục hay không và có đủ chức năng đạo đức nghề nghiệp để làm bảo mẫu ở các khu chế xuất, công nghiệp, khu chế xuất...

PV: Vậy việc giám sát thực hiện chính sách Pháp Luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội triển khai như thế nào trong thời gian qua, thưa bà?.

Bà Ngô Thị Minh: Tôi trực tiếp phản biện các chính sách của Chính phủ về lĩnh vực trẻ em. Ủy ban đã tiến hành giám sát về thực hiện chính sách và Pháp Luật trong công tác phòng chống B.L và xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em và cũng đã có nhiều khuyến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành. Chúng tôi đã đi giám sát và kiến nghị với Chính phủ để đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng trẻ em bị B.L, trong đó có nhóm trẻ gia đình.

Khi giám sát tại Đồng Nai và nhiều nơi, chúng tôi đã nói rằng quản lý các bảo mẫu trong nhóm trẻ gia đình để giúp công nhân lao động yên tâm công tác. Đến nay, sự chuyển biến cũng đã có, nhưng vẫn còn khoảng cách rất xa so với thực tiễn. Vì thế cần có biện pháp để xem lại việc cấp phép cho các nhóm trẻ gia đình, chính sách để đảm bảo công bằng trong thụ hưởng ngân sách nhà nước cho trẻ nhỏ nói riêng và tầng lớp lao động khác theo Nghị quyết 05 của Chính phủ từ năm 2005...

Chúng ta phải có một chính sách tốt hơn đối với người làm công tác bảo mẫu để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trong luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có quy định rất rõ, nhưng về phía ngành giáo dục hiện nay cũng chưa có sự phối hợp với địa phương để tổ chức tốt với việc chăm sóc trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi, đặc biệt dưới 12 tháng tuổi để các gia đình phụ huynh có thể yên tâm đi làm rồi các cán bộ, công chức đang trong tuổi nuôi con nhỏ yên tâm đi làm.

PV: Bà vừa nhắc đến việc hầu hết các vụ B.H trẻ em do người dân phát hiện, báo chí lên tiếng rồi chính quyền địa phương mới biết, vậy theo bà đâu là nguyên nhân?.

Bà Ngô Thị Minh: Thực ra, tôi đã nói rất nhiều lần, công tác quản lý ở địa phương phải có sự phối hợp tốt hơn với các bộ, sở, ngành ở từng cấp. Trong đó, là cán bộ làm công tác trẻ em ở xã, phường đặc biệt là cộng tác viên về công tác trẻ em. Từ khi giải thể Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em đến nay, chúng ta phải quan tâm cộng tác viên thỏa đáng hơn. Bởi khi giải thể, chúng ta có 162.000 cộng tác viên thôn, bản nhưng đến nay ngành lao động thương binh và xã hội đã tìm cách khôi phục, nhưng cũng chỉ được chưa tới con số lẻ. Tức là chưa nổi 62.000 cộng tác viên và chính sách đối với cộng tác viên và sự bố trí, quan tâm đến cán bộ làm công tác trẻ em, cánh tay nối dài từ huyện đến xã, phường, thôn bản vẫn còn khoảng cách rất xa so với thực tiễn.

Nhà trẻ Phương Anh nơi diễn ra cảnh B.H trẻ em đã đóng cửa (ảnh: VNE)

Chúng tôi chỉ mong có 1 cán bộ chuyên trách để làm công tác trẻ em tuyến huyện, nhưng đến giờ số huyện có cán bộ chuyên trách còn ở mức độ. Vì vậy, chúng tôi mong rằng, công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm và cũng có nhiều chủ trương, luật pháp có chỉ thị cụ thể nhưng vấn đề thực hiện như thế nào, vai trò của chính quyền địa phương với bộ, ngành như thế nào thì cần có trách nhiệm cao hơn nữa và phải quy trách nhiệm khi mà để xảy ra tình trạng B.L xâm hại trẻ em nói chung, đặc biệt ở nhóm trẻ gia đình nói riêng.

PV: Thưa bà, trong điều kiện cơ sở hạ tầng trường lớp dành cho mầm non còn thiếu và chưa thể giải quyết ngay trong một sớm một chiều, vậy theo bà chúng ta phải gỡ khó khăn này như thế nào?.

Bà Ngô Thị Minh: Cơ sở vật chất hiện nay chưa đáp ứng được và chúng ta thực hiện xã hội hóa đang là vấn đề. Cho nên, tôi vẫn muốn nói đến Nghị quyết 05, nếu có đối thoại, tôi sẵn sàng đối thoại với cán bộ làm công tác chính sách để làm thế nào công bằng trong thụ hưởng ngân sách. Trong đó, có quan tâm bố trí cán bộ làm công tác trẻ em thì phải tháo gỡ từ bộ, ngành chức năng Trung ương.

Chúng ta quan tâm đến trẻ em dưới 1 tuổi thì từ khi các em ra đời, chúng ta phải có chính sách đó luôn cho các em. Như vậy, trường công chỉ dành cho những đối tượng trẻ em nghèo, gia đình khó khăn không có điều kiện đi vào những trường tư chất lượng cao hoặc cơ sở mầm non chất lượng cao.

PV: Cảm ơn bà

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật