Cắt nghĩa sự vô nhân tính của bảo mẫu B.H trẻ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vậy vì sao các bảo mẫu này có thể hành động mất nhân tính đến thế? Lý giải của các chuyên gia tâm lý sẽ hé mở phần nào điều này.
Cắt nghĩa sự vô nhân tính của bảo mẫu B.H trẻ
Tát bôm bốp vào mặt trẻ...
Cần xem xét lại hồ sơ lý lịch
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đặt vấn đề: Một con người bình thường, có trình độ học vấn tốt nghiệp Đại học, chuyên sâu về công tác mầm non, lại có kinh nghiệm 7 năm dạy trẻ thì chứng tỏ họ đã được khẳng định trong công việc rồi, người ta sẽ không có B.H, vô nhân tính đến thế đâu.
Do đó, PGS.TS Nguyễn Hồi Loan cho rằng, các cơ quan chức năng phải xem xét lại hồ sơ lý lịch làm thủ tục mở trường tư của bà Lê Thị Đông Phương, chủ cơ sở mầm non Phương Anh, người được biết tới có bằng đại học chuyên ngành giáo dục mầm non.
Cùng chung quan điểm, chị Trần Thị Thơm, giảng viên Bộ môn Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định cho rằng, việc các cô bảo mẫu có những hành động như tát trẻ, giúi đầu vào thùng nước để dọa trẻ, trẻ bị trớ ra vẫn bắt ăn tiếp... chứng tỏ họ không có kỹ năng sư phạm, không hiểu tâm lý trẻ em, không biết cách chăm sóc trẻ. "Có thể họ có đi học thật, nhưng học không đến nơi đến chốn, không nghiêm túc nên mới thế", chị Thơm nêu ý kiến.
Bảo mẫu từng bị B.H?
Dưới góc độ tâm lý, PGS.TS Nguyễn Hồi Loan khẳng định: "Người bình thường không bao giờ làm như thế với trẻ. Nó chỉ tồn tại ở những người mà trong quá khứ hoặc hiện tại không bình thường, ngoại trừ khả năng họ có vấn đề về não bộ".
Ông Loan giải thích: Thông thường, những ấn tượng, sự kiện, hiện tượng, hình ảnh thời thơ ấu, kể cả những hiện tượng có cảm xúc mạnh như bị bạo hành, lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc, bị cha mẹ bỏ rơi, không quan tâm chăm sóc... đều để lại ấn tượng trên vỏ não đứa trẻ.
Theo Sigmund Freud - người đưa ra lý thuyết phân tâm thì những ấn tượng ấy được đưa xuống vùng vô thức nhưng điều ấy không có nghĩa nó mất đi mà luôn tồn tại thực trong đời sống tinh thần của đứa trẻ. Nó phóng chiếu trong các mối quan hệ, nếu gặp hoàn cảnh thuận lợi thì sẽ trỗi dậy. Điều đó có nghĩa, một đứa trẻ tuổi thơ sống trong cảnh bị cha mẹ B.H thì lớn lên, nó cũng sẽ B.H người khác, thậm chí với chính cha mẹ mình.

Giúi đầu trẻ vào thùng nước...
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan thừa nhận: "Vì tôi không được trực tiếp tiếp xúc với các cô bảo mẫu này nên không rõ gia cảnh các cô từ bé. Nhưng rõ ràng, những người có hành vi như thế được sinh ra trong gia đình không bình thường, không tử tế. Ở đó, những người lớn, cha mẹ không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ chăm sóc trẻ.
Song cũng có thể, trong cuộc sống gần đây, các bảo mẫu này gặp phải những điều không thuận lợi như vợ chồng mâu thuẫn, gặp rủi ro, rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu... Do khả năng thích ứng xã hội kém cho nên họ đã phóng chiếu những hành vi ấy lên đứa trẻ".
Ông Loan cũng cho biết thêm: Một trong số bản năng của con người là gây hấn. Có người thường đi gây hấn với người khác (gây lộn, B.H...) nhưng có người lại kiềm chế bản năng này rất tốt. Nguyên nhân tùy thuộc vào sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội (thói tập nhiễm, thấy người khác làm thế thì mình cũng bắt chước theo).
Như vậy, có thể lý giải việc các bảo mẫu hành hạ trẻ là do trong quá khứ, họ từng bị B.H, không nhận được sự quan tâm chu đáo của gia đình, cha mẹ; có thể do những áp lực trong công việc, cuộc sống; có thể do thấy đồng nghiệp làm được nên mình cũng làm theo. "Song dù bất cứ lý do nào thì cũng không thể chấp nhận được", PGS.TS Nguyễn Hồi Loan nhấn mạnh.

Bảo mẫu Phương Anh bó‌p c‌ổ một trẻ.
Làm gì khi trẻ bị B.H?
Giảng viên tâm lý Trần Thị Thơm cho rằng, hậu quả tâm lý do vụ B.H gây ra với các trẻ ở cơ sở mầm non Phương Anh rất nặng nề. Với những cháu có hệ thần kinh yếu, việc bị B.H sẽ khiến trẻ trở nên thu mình, không dám giao tiếp với người lạ. Lớn lên, chúng sẽ trở thành người khép kín, tự ti về bản thân, tước bỏ đi những sáng tạo, cơ hội trong cuộc sống.
Ngược lại, với những cháu có hệ thần kinh mạnh, luôn hoạt bát, hiếu động, những ảnh hưởng từ việc bị B.H sẽ khiến trẻ trở nên chai sạn với đòn roi, chúng cũng sẽ gây hấn, B.L với người khác... Do đó, cha mẹ cần quan tâm, chia sẻ với trẻ.
Cùng chung quan điểm, PGS.TS Nguyễn Hồi Loan cho rằng: Việc cần làm trước tiên là các cha mẹ phải tách con ra khỏi môi trường giáo dục ấy. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc tỉ mỉ để trẻ dần lấy lại cân bằng trong chính gia đình mình. Nếu trẻ có biểu hiện trầm cảm thì phải có can thiệp về trị liệu tâm lý. Vì nếu các can thiệp không đúng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn, trầm trọng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Nếu trẻ luôn sợ sệt, chán ăn, giấc ngủ không sâu và thường mê sảng, hoảng loạn, cha mẹ phải thường xuyên chuyện trò, vỗ về con, hạn chế cho con tiếp xúc với người lạ. Dần dần, khi con đã cởi mở hơn, cha mẹ sẽ mở rộng các mối quan hệ cho trẻ.
Giảng viên tâm lý Trần Thị Thơm cũng khuyến cáo: Tùy thuộc hoàn cảnh mà mỗi gia đình có cách xử lý riêng. Tuy nhiên, cha mẹ quan tâm tới trẻ không nên thái quá theo kiểu thấy con bị B.H sẽ cưng chiều để bù đắp cho con, con đòi gì được nấy... Làm như vậy là phản khoa học.
"Thực tế, nhiều cha mẹ khi cho con ăn nhưng con không chịu ăn, trớ ra, cha mẹ bực quá mà có những hành động như tát con, quát mắng con. Cha mẹ nên đặt mình vào trường hợp mới ốm dậy, miệng đắng ngắt, không muốn ăn gì nhưng có người luôn bắt ăn, nếu không sẽ bị mắng chửi, bị tát thì sẽ hiểu cảm giác của trẻ. Cần nhớ, trong quá trình phát triển của trẻ, có những giai đoạn trẻ rất lười ăn. Cha mẹ phải hiểu được điều đó để biết cách ứng xử cho phù hợp, cần tạo các món ăn hấp dẫn, bắt mắt với trẻ. Tập cho trẻ ăn đúng giờ; không nên diễn trò, bật ti vi cho trẻ xem... để dụ trẻ ăn", chị Thơm chia sẻ.
Cơ sở mầm non tư thục Phương Anh  do bà Lê Thị Đông Phương (SN 1982) quản lý, hoạt động khoảng một năm nay. Ngoài việc nhận giữ trẻ từ 10 tháng tuổi đến 4 tuổi, bà Phương còn nhận dạy đàn và dạy chữ cho các bé sắp vào lớp 1. Hiện tại, cơ sở nhận giữ 22 bé, chủ yếu là con của viên chức và công nhân. Chi phí giữ trẻ từ 1 - 1,2 triệu đồng/tháng/bé (tùy thuộc độ tuổi) và giữ từ thứ hai đến thứ bảy.
Trong đoạn video ghi lại cảnh hành hạ trẻ, bà Phương cùng bảo mẫu Nguyễn Lê Thiên Lý (SN 1994) đã bó‌p c‌ổ, gí đầu xuống đất, tát bôm bốp vào mặt, lấy khăn bịt mũi, giúi đầu trẻ vào thùng nước, bắt trẻ ăn phần bị trớ ra... Chiều 17/12, Công an quận Thủ Đức đã công bố lệnh khởi tố, bắt tạm giam hai "cô giáo" này về hành vi “hành hạ người khác”.
Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5079
  1. Phụ huynh không xin giảm án cho 2 bảo mẫu
  2. Mẹ các bé bị bạo hành nghỉ việc chăm con
  3. Vụ bảo mẫu hành hạ trẻ: ‘Không phải hiếm’
  4. Gặp người đàn ông quay clip vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em
  5. Con bảo mẫu hành hạ trẻ: ‘Sao mẹ không gọi điện về?’
  6. Vụ bảo mẫu ‘phù thủy’: Bức thư đẫm lệ của mẹ
  7. Mẹ bảo mẫu hành hạ trẻ xin tha thứ cho con
  8. ‘Nước mắt tôi ứa ra khi thấy họ hành hạ các bé’
  9. ‘Khi hành hạ các bé, tôi quên mình cũng là mẹ’
  10. Bé bị bảo mẫu đánh: Đòi mẹ buộc chân, ú ớ nói khi ngủ
  11. Vụ bảo mẫu bạo hành trẻ: Quản lý chưa chặt, hậu họa khôn lường
  12. “Người hùng thầm lặng” vụ bảo mẫu hành hạ trẻ mầm non
  13. Bảo mẫu hành hạ trẻ thú tội
  14. Bảo mẫu hành hạ trẻ ở TP.HCM: Người hối hận, kẻ dửng dưng
  15. Vụ hành hạ trẻ: Kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân
  16. Nhân thân tốt, bảo mẫu đánh trẻ có thể được hưởng án treo?
  17. Bảo mẫu bạo hành trẻ: Hành xử khủng khiếp, phản giáo dục
  18. Vụ bạo hành trẻ em:‘Cơ quan Chính phủ phải vào cuộc sâu hơn’
  19. Cận cảnh nơi trẻ mầm non bị bảo mẫu hành hạ
  20. Vụ bảo mẫu đày đọa trẻ: ‘Nhà tôi phải nghỉ bán hàng vì bị người ta chửi mắng’
  21. Nơi bảo mẫu bạo hành trẻ nằm khuất trong nhà bếp
Video và Bài nổi bật