Động đất, cảnh báo sóng thần tại Indonesia, Nhật

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, sáng 11/9 hai trận động đất mạnh trên 6 độ richter đã xảy ra tại châu Á, mỗi đợt cách nhau hơn chục phút. Đầu tiên, động đất xảy ra ở Indonesia, sau đó là Nhật Bản.
Động đất, cảnh báo sóng thần tại Indonesia, Nhật
Động đất xảy ra sáng nay tại Indonesia và Nhật. (Ảnh: BBC)
Hiện chưa có thông báo về thiệt hại hay thương vong từ hai trận động đất trên nhưng cả Indonesia và Nhật đều ban bố cảnh báo sóng thần, dù cơ quan khí tượng thủy văn Nhật dự báo sẽ có những đợt sóng ngầm nhỏ, khoảng 50cm.

Trận động đất thứ nhất xảy ra chính xác vào lúc 9h sáng (7h giờ VN) mạnh 6,6 độ richter. Tâm chấn nằm ngoài khơi, cách thành phố Ternate, thuộc tỉnh Moluccas - đông Indonesia, 120km về phía bắc. Có thể cảm nhận được chấn động mạnh tại Ternate.

Cơ quan khí tượng thủy văn và địa vật lý Indonesia đã ra cảnh báo sóng thần ngay sau đó - đúng thủ tục khi động đất 6,6 độ richter hoặc cao hơn xảy ra với tâm chấn nằm ngoài khơi.

Động đất Nhật xảy ra sau đó, lúc 9h21 (7h21 giờ VN). Ban đầu, cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho biết, trận động đất mạnh 7,2 độ richter nhưng sau đó giảm xuống 6,9 độ richter.

Tâm chấn ở ngoài biển, cách thành phố Kushiro, thuộc đảo Hokkaido - bắc Nhật, 125km về phía nam-tây nam, và nằm sâu 35km dưới bề mặt trái đất.

Tâm chấn động đất Indonesia sâu hơn, ở mức 93km. Nói chung, động đất xảy ra gần bề mặt trái đất thường tạo ra các chấn động mạnh và có thể gây thiệt hại lớn hơn nhiều những đợt địa chấn nằm sâu dưới đất.

Theo cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, động đất từ 6 đến 6,9 độ được coi là "mạnh".

Cục Hải dương và Khí quyển quốc gia Mỹ cho hay, cả hai trận động đất trên đều không đặt ra mối de dọa sóng thần với khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên, động đất ở mức độ trên đôi khi cũng tạo ra những đợt sóng thần địa phương có thể phá hủy bờ biển nằm trong bán kính 100km kể từ tâm chấn.

Hiện, Indonesia đã dỡ bỏ cảnh báo sóng thần.

Indonesia và Nhật đều nằm trên cái gọi là "Vành đai lửa Thái Bình Dương", một trong những khu vực thường bị địa chấn và núi lửa hoạt động nhiều nhất thế giới.

  • Hoài Linh (Theo BBC, CNN, AFP, AP)
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật