Bi kịch của hàng ngàn đứa trẻ sau vụ khủ‌ng b‌ố 11/9

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bảy năm trước đây, 3.000 em đã mất cha mẹ vì vụ khủ‌ng b‌ố ngày 11/9 ở Mỹ. Rất nhiều tổ chức từ thiện của Mỹ hiện vẫn phải nỗ lực giúp các em đối phó và vượt qua nỗi đau mất mát của mình...
Bi kịch của hàng ngàn đứa trẻ sau vụ khủ‌ng b‌ố 11/9
Ảnh minh họa

"Sau ngày 11/9, em ghét tất cả mọi người xung quanh, em chỉ nói - điên rồ!'', Erik Abrahamson, người có cha là William, đang làm việc trong tòa tháp đôi lúc vụ khủ‌ng b‌ố xảy ra, kể lại. Cha Erik t‌ử nạ‌n khi em mới 11 tuổi hiện em đang bắt đầu học đại học. Em cũng giống như mọi thanh thiếu niên Mỹ khác, áo phông đen, tóc nâu, có chút lúng túng, nhưng khi nói về ngày thảm kịch, em nghiến chặt hàm răng...

“Em từng ghét tất cả mọi người, ghét cách họ nhìn em, ghét mọi thứ. Chỉ mới bắt đầu từ năm nay, em mới thực sự kiềm chế được những gì xảy ra trong quá khứ. Em đã thay đổi", Erik nói. Cha của Brielle Saracini, Victor, là phi công trên chiếc máy bay Boeing 767 bị không tặc. Chiếc máy bay của hãng hàng không United Airlines này đã lao vào tháp phía bắc 7 năm trước. Bây giờ, Saracini 17 tuổi, là một nữ sinh xinh xắn, ăn nói lưu loát.

Em phát hiện ra không còn nhớ rõ về khuôn mặt người cha. "Một số ký ức của em đang biến mất, và em sợ điều đó. Em nhớ nhất giọng nói của cha, vì nó luôn ở bên tai em. Cha nói, Victor đây, cha sẽ trở về với con sớm nhất khi có thể". Brielle dừng lại và nhìn xa xăm rồi bảo: "Đôi khi em thực sự buồn chán vì cha không trở về. Em đã phải mất rất nhiều năm để hiểu điều này".

Tưởng nhớ những người lính cứu hỏa.


Gần 3.000 em dưới 1‌8 tuổ‌i đã mất cha (mẹ) trong vụ khủ‌ng b‌ố 11/9/2001. Độ tuổi trung bình của "trẻ 11/9" khi tòa tháp đôi đổ sụp là 9 tuổi, nhưng một số em trong đó còn rất nhỏ, thậm chí chưa chào đời. Trong hậu thảm kịch ấy, rất nhiều tổ chức đã đề nghị trợ giúp cho các em, từ tư vấn tới các bài học âm nhạc, tổ chức trại hè, cấp học bổng, liệu pháp tâm lý... Nhưng, bảy năm sau, sức "chịu đựng 11/9" đã suy giảm, các quỹ tài trợ "khô dần" cùng với sự đồng cảm chia sẻ từ các gia đình, bạn bè.

Theo Terry Grace Sears, người tham gia chương trình trại hè và tư vấn cho trẻ em 11/9 thì, có nhiều em quá nhỏ và không thể hiểu nổi sự mất mát của mình, một số em thì khẳng định đủ vững vàng để tồn tại và kiềm chế nỗi đau. Và giờ đây, những thách thức mới của thế hệ trẻ em 11/9 lại xuất hiện, đó là cha (mẹ) còn sống bắt đầu nghĩ tới việc tái hôn, tạo lập một cuộc sống gia đình mới.  Với một số em là lại là nỗi đau chia ly khi người cha, người mẹ còn sống gửi các em tới nhà ông bà.

Trong dịp kỷ niệm tròn 7 năm sự kiện 11/9, cảm xúc lại ùa về với các nạn nhân trẻ, từ tức giận, đau đớn đến khiếp sợ kinh hoàng.

“Cái chết của cha, hình ảnh vụ khủ‌ng b‌ố lúc nào cũng lẩn khuất bên em, mỗi khi nhìn vào đó, em lại thấy trái tim tan vỡ. Bạn không thể thoát ra khỏi đó, dù đi tới bất cứ nơi đâu", Amy Gardner, 16 tuổi, người tham gia cuộc phỏng vấn với Erik và Brielle, cũng đồng tình như vậy. Cha em là một trong số 343 lính cứu hỏa và nhân viên y tế New York thiệt mạng trong vụ 11/9.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tỉ lệ các em trong số trẻ mất người thân vụ khủ‌ng b‌ố năm 2001 mắc chứng bệnh về tâm thần nhiều gấp đôi so với thông thường. Những nhà nghiên cứu tại Trường y khoa Weill Cornell ở New York đã tìm hiểu nghiên cứu 45 "trẻ 11/9". Kết quả cho thấy, hơn 50% có biểu hiện rối loạn tâm thần, 1/3 mắc chứng stress, trầm cảm thất vọng là vấn đề phổ biến...

Những năm trôi qua, theo gia đình các nạn nhân Mỹ vụ 11/9, sự ủng hộ từ người thân đã cạn dần hay thậm chí không còn, vì đơn giản là "họ có cuộc sống của họ". Cuộc thăm dò với 110 gia đình do Trung tâm gia đình Trung tâm Thương mại thế giới (WTCFC) tiến hành cho thấy, 1/4 trong số này nhận được rất ít (hoặc không có) sự hỗ trợ từ gia đình, bè bạn.

WTCFC cũng buộc phải khép kín cánh cửa với các gia đình nạn nhân 11/9. Trung tâm này đã có nhiều cơ sở tư vấn, nhóm hỗ trợ cho hơn 6.000 gia đình nhưng đã phải ngừng hoạt động vì thiếu quỹ.

Tổ chức từ thiện Trẻ em Thứ ba, nơi có thành viên trẻ tuổi nhất là 6 tuổi cũng buộc phải cắt giảm nhân viên khi công quỹ sụt dần. Carmine Calzonetti, phụ trách tổ chức nói: "Mọi người có thể cảm giác sự kiện 11/9 đã qua đi, nhưng với các trẻ em có cha (mẹ) t‌ử nạ‌n trong vụ khủ‌ng b‌ố này, ảnh hưởng và hậu quả của nó không bao giờ biến mất".

Tôi đã mất 37 người bạn

Ngày mai, thứ Năm đánh dấu bảy năm vụ khủ‌ng b‌ố 11/9 xảy ra. Với Dona Garcia, người chứng kiến thảm kịch, ngày ấy sẽ không bao giờ quên. Cô đã mất 37 người bạn, người thân... Garcia nói: "Tôi đã mất 37 người bạn, người thân tại Trung tâm Thương mại thế giới. Tôi đã nhìn thấy tòa nhà đổ sụp". Sống ở New York, ngày 11/9/2001, Garcia đang trên đường tới dự bữa tiệc đoàn tụ với bạn bè và người thân tổ chức ở tòa tháp đôi. Cô đến muộn.

Không ai trong nhà hàng tổ chức bữa tiệc ngày ấy còn sống. Cơn ác mộng thường xuyên đến với Garcia, với tràn đầy cảm xúc của tức giận, hoài nghi. "Thật không dễ dàng, nó là một cuộc vật lộn về tinh thần. Tôi luôn tự hỏi, tại sao Chúa để điều này xảy ra".

Cô nói tiếp: "Tôi hiểu rằng cuộc sống quá ngắn ngủi, rằng không bao giờ bạn biết điều gì sẽ xảy ra, và mỗi khoảnh khắc sống là đáng trân trọng thế nào. Vì vậy, hãy đối xử tốt với người khác!". 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật