“Sống“ với mạ‌ּi dâ‌ּm: Tủi phận “bướ‌ּm đê‌ּm”

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhân viên xã hội cho biết chỉ một số ít cô gái sa chân vào cuộc đời “bướ‌ּm đê‌ּm” vì bị dụ dỗ, lừa gạt. Phần đông do điều kiện kinh tế đưa đẩy.
“Sống“ với mạ‌ּi dâ‌ּm: Tủi phận “bướ‌ּm đê‌ּm”
Gái B.hoa hằng đêm thường tụ tập trên cầu Thị Nghè, quận Bình Thạnh - TPHCM để chào mời khách. Ảnh: QUỐC THẮNG

Những câu chuyện dưới đây là quá trình chúng tôi cùng các nhân viên xã hội tiếp cận, tìm hiểu, lắng nghe cuộc sống của những người trong cuộc. Mỗi câu chuyện là một nỗi niềm đắng cay, chua xót...

Tiếp xúc với N.T.G, ít ai nghĩ rằng cô gái có khuôn mặt xinh đẹp được tô vẽ bởi hàng lớp phấn trang điểm chỉ vừa bước vào tuổi 17. Em sinh năm 1996.

Sa chân

Gia đình nghèo, cha mẹ đi làm từ sáng đến tối, G. một mình quán xuyến việc nhà và chăm sóc 2 em. Một lần, G. bị một người hàng xóm xâ‌ּm hạ‌ּi. Đau đớn, tủi hổ nhưng sợ cha mẹ lo lắng, G. giấu trong lòng, chỉ dám tâm sự với người chị hàng xóm mà G. khá tin cậy để xin lời khuyên. Từ lời rủ rê, tỉ tê của người này, G. xin phép cha mẹ lên TPHCM phụ giúp quán ăn. Ngờ đâu, con đường giải thoát nỗi ám ảnh bị xâ‌ּm hạ‌ּi lại dẫn G. đến một số phận khác... “Lúc đầu cũng sợ, sau thấy bình thường” - ánh nhìn xa xăm, G. buông thõng một câu hờ hững.

Cũng sinh năm 1996, do không chịu nổi sự đối xử cay nghiệt của mẹ kế, H.T.M (quê Cà Mau) bỏ nhà lên TPHCM phụ giúp việc nhà. Trong lần đi chơi cùng bạn bè, M. bị một nhóm “tú ông” dụ dỗ, lừa gạt. Sau mấy tháng đi khách, M. mang thai, bị “ông chủ” đuổi đi. Không nơi nương tựa, M. lang thang khắp nơi rồi tìm đến một trung tâm từ thiện nương nhờ. Sinh con xong, M. gửi trung tâm cô nhi rồi quay lại với công việc cũ, lang bạt từ công viên này đến công viên khác.

Trao đổi với chúng tôi, các nhân viên xã hội cho biết chỉ một số ít cô gái sa chân vào cuộc đời “bướ‌ּm đê‌ּm” vì bị dụ dỗ, lừa gạt. Phần đông do điều kiện kinh tế đưa đẩy, trong đó có không ít sinh viên muốn có tiền trang trải học phí đã nhắm mắt đưa chân. Điển hình là trường hợp của N.T.M.Q (SN 1993, sinh viên năm 2 của một trường ĐH ở quận Thủ Đức - TPHCM). Gia đình khó khăn, Q. vẫn cố gắng học và vào được ĐH.

Thương cha mẹ còn phải nuôi 3 em ăn học, thời gian rảnh, Q. miệt mài với công việc gia sư để có tiền trang trải cuộc sống và phụ giúp cha mẹ. Thế nhưng, sau một trận bão lớn, gia đình Q. rơi vào cảnh túng quẫn. Bí bách, Q. tìm đến một người hành nghề mạ‌ּi dâ‌ּm trong xóm trọ nhờ giới thiệu đi làm tiế‌p viê‌n. Tuy nhiên, Q. chỉ dừng lại ở việc tiếp khách, múa tho‌ּát y. Mỗi khi khách đề nghị mu‌ּa dâ‌ּm, Q. khéo léo từ chối và giới thiệu lại cho những chị em khác. Chín tháng làm tiế‌p viê‌n, Q. đổi đến 5 nhà hàng vì sợ gặp người quen, sợ ở lâu một nhà hàng sẽ bị ép B.hoa.

Bị ăn chặn đủ đường

Sau nhiều ngày tiếp cận với tiế‌p viê‌n một số nhà hàng, chúng tôi được chị em trải lòng tâm sự. Để được vào danh sách tiế‌p viê‌n kiêm “đi khách” dài dằng dặc của các cơ sở kinh doanh ngành nghề nhạ‌y cả‌m, mỗi người phải đóng “phí” từ 15.000 đến 20.000 đồng/ngày cho chủ cơ sở, dù hôm đó nhiều, ít hay không có khách.

Một tiế‌p viê‌n tên N.T.H cho biết: “Một ngày của chúng tôi bắt đầu lúc 14 giờ đến khi không còn khách. Nhiều nhà hàng quy định trong giờ làm việc, tiế‌p viê‌n không được phép ra ngoài, trừ khi khách liên hệ với cơ sở và phải được nam nhân viên nhà hàng chở đi”.

Làm việc liên tục như thế nhưng ngoài số tiền “hụi ngày”, các tiế‌p viê‌n còn bị các cơ sở bó‌c lộ‌t bằng nhiều hình thức. Để qua mắt các đoàn kiểm tra đột xuất, các chủ cơ sở đưa ra quy định tiế‌p viê‌n không được cất giữ ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu trong người, nếu phát hiện sẽ bị tịch thu hoặc đóng phạt. Tuy nhiên, chủ cơ sở lại luôn trữ một số lượng lớn ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu, khi tiế‌p viê‌n có nhu cầu sử dụng sẽ mua lại với giá 50.000 đồng/bao.

“Mỗi lần đi khách được từ 300.000 - 500.000 đồng, tiế‌p viê‌n phải đóng cho chủ nhà hàng từ 50% đến 70%. Trừ đi tiền phòng, tiền ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu, tụi tôi có còn bao nhiêu tiền đâu…” - H. thở dài chua xót. Trong cảnh sinh tồn mệt mỏi ấy, có những chị em chấp nhận trở thành ngư‌ời tìn‌h “miễn phí” cho các nhân viên nam tại nhà hàng để được ưu tiên, đặc cách hơn.

Xơ xác những cánh hoa

Bị bó‌c lộ‌t, ăn chặn cũng chỉ là phần nhỏ trong mảng tối của những phụ nữ mang phận “bướ‌ּm đê‌ּm”. Đau đớn, ám ảnh nhất chính là nỗi đau bị chà đạp thân xác.

Chia sẻ cùng chúng tôi, chị T. (nhân viên xã hội) cho biết: “Có lần, trong khi chúng tôi đang tuyên truyền về các bệnh lây lan qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc, một chị tiế‌p viê‌n chỉ vào bức tranh vẽ căn bệnh sùi mào gà với vẻ tức giận: “Đây, bệnh này đây, hôm bữa có ông khách bị còn hơn vậy nữa mà bắt tôi làm đủ thứ... Từ chối thì bị chửi mắng, mất khách…”.

Một lần khác, chúng tôi chứng kiến một nữ tiế‌p viê‌n khi được khách hàng chỉ định đã hốt hoảng từ chối: “Hôm nay, em kẹt “đè‌n đ‌ỏ”. Chủ cơ sở lạnh lùng: “Vẫn phải tiếp khách”. Lúc này, nữ tiế‌p viê‌n mới lắp bắp: “Em sợ ông khách đó lắm. Em tiếp mấy lần rồi, lần nào ổng cũng hành hạ em bằng mấy trò quái dị, phải nghỉ một tuần. Em năn nỉ chị cho em hoãn lần này thôi...”. Nhận được cái lắc đầu cương quyết của chủ, chị đành thiểu não bước đi…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật