Yêu không đúng cách ... “chết“ như chơi!

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những cánh phượng đã đốt cháy mình trên cành. Tiếng ve đã hoà ca! Mùa thi, mùa chia tay đã đến với tuổi học trò. Bịn rịn, lưu luyến. Có những lời yêu chưa dám ngỏ, có những mối tình phải chịu cảnh chia xa. Tiếc nuối… man mác buồn!
Yêu không đúng cách ... “chết“ như chơi!
Cánh phượng hồng… ngẩn ngơ!

Hãy giải quyết tâm lý ngổn ngang mùa hạ ấy bằng cách cùng Diễn đàn tuổi teen trao đổi với anh Đinh Đoàn, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới- Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), chuyên gia tư vấn của chương trình phát thanh: Cửa sổ tình yêu, Đài tiếng nói Việt Nam.

Thưa anh Đinh Đoàn, với tư cách là người tư vấn tình cảm trong chương trình cửa sổ tình yêu của Đài tiếng nói Việt Nam, chắc anh đã gặp nhiều câu hỏi của teen, vậy theo anh tuổi teen quan tâm điều gì nhất?

Người lớn thường cho rằng với lứa tuổi teen, việc quan trọng nhất là học tập. Theo đó, mọi lời nhắc nhở của bố mẹ, thầy cô và người thân cũng thường xoay quanh vấn đề “Hãy tập trung học đi”. Nhưng tuổi teen là tuổi đặc biệt, tuổi của những khát khao được chấp nhận, được khẳng định, nên mọi cố gắng của họ cũng xoay quanh mục đích này. Tất nhiên, học tốt cũng là cách khẳng định bản thân.

Nhưng tuổi teen không chỉ có thế, đây là điều mà người lớn phải để ý. Những cách phản ứng ngược, chơi trội... (nhiều lúc biểu hiện phả‌ּn cả‌ּm) cũng là cách các bạn muốn khẳng định mình. Vấn đề của người lớn là hãy để các em khẳng định mình một cách tốt nhất, uốn nắn những kiểu khẳng định mình lệch lạc...

Diễn biến tâm lý của tuổi mới lớn thường rất khó nắm bắt, vậy theo anh các bậc phụ huynh nên làm gì khi con mình bước vào tuổi dậy thì?

Khó hay dễ nắm bắt không phải lỗi ở các em, mà ở người muốn nắm bắt. Người lớn muốn hiểu các em, nhưng lại không chịu (hoặc không có kỹ năng) gần gũi, không chịu lắng nghe các em nói, các em bày tỏ (chỉ thích dạy dỗ!), coi các em là đứa trẻ (trong khi chúng ra sức chứng minh mình đã lớn). Nếu người lớn ( không chỉ cha mẹ, mà thầy cô) vẫn cứ giữ thái độ “coi thường”, tạo khoảng cách, thích áp đặt, theo dõi rình rập, xét nét... thì chẳng thể hiểu được tuổi teen! Bởi vậy, người lớn phải học cách chơi với tuổi teen rồi mới hiểu và nắm bắt được tâm lý tuổi teen. Khó hay dễ nắm bắt tâm lý tuổi teen đều do cách tiếp cận của người lớn!

Khi được hỏi, nhiều em cho rằng, vừa yêu vừa học vẫn có thể học tốt. Tuy nhiên lại có em khẳng định, đã yêu thì không thể học tốt. Anh thấy thế nào?


Anh Đinh Đoàn, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới- Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA)

"Quan trọng không phải yêu ở tuổi nào tốt hơn tuổi nào, mà yêu thế nào. Mỗi lứa tuổi có cách yêu riêng, nếu lẫn lộn giai đoạn yêu thì hỏng. Một em trai 17 tuổi mà đòi yêu như người đàn ông 30 hay như một “bác” trung niên hay ngược lại, một người đã trưởng thành mà còn giữ mãi “kiểu yêu trẻ con” đều không ổn".

Yêu là vấn đề phức tạp. Không chỉ tuổi teen mới vấp ngã, sai lầm trong “tình trường”, mà biết bao nhiêu người lớn đã trưởng thành, đã thành công trong học tập, làm ăn, kinh doanh, tưởng rằng chẳng gì có thể “quật ngã” họ, vậy mà bập vào yêu không đúng cách cũng “chết như chơi”.

Quan trọng không phải yêu ở tuổi nào tốt hơn tuổi nào, mà yêu thế nào. Mỗi lứa tuổi có cách yêu riêng, nếu lẫn lộn giai đoạn yêu thì hỏng. Một em trai 17 tuổi mà đòi yêu như người đàn ông 30 hay như một “bác” trung niên hay ngược lại, một người đã trưởng thành mà còn giữ mãi “kiểu yêu trẻ con” đều không ổn.

Tôi không có ý định khuyến khích hay ngăn cấm bạn trẻ yêu, chỉ muốn nói với các bạn ấy rằng, bước vào yêu không phải là vui như đi ăn cỗ, mà là gánh trên vai một gánh nặng trách nhiệm: trách nhiệm với mình, trách nhiệm với bạn của mình, với gia đình và xã hội. Thử kiểm tra xem mình có gánh nổi không, nếu không thì đừng cố quá mà thành “quá cố”.

Nếu một nữ sinh 12 hỏi anh: “Chúng em yêu nhau và rất sợ khi ra trường sẽ không còn được ở bên nhau nữa nên thời gian gần đây luôn tranh thủ đi chơi với nhau. Năm học sắp kết thúc rồi, việc học hành cũng phải lo và chuyện yêu nhau phải xa nhau cũng phải lo. Em biết làm sao đây...”. Anh sẽ tư vấn thế nào?

Gặp nhau thường xuyên theo kiểu “ăn cố, ăn gỡ” là cách nhanh nhất giết chết tình yêu. Ra trường không phải là lý do để các bạn chia tay hay xa nhau vĩnh viễn mà chỉ là cơ hội thử thách tình yêu. Nếu các bạn “còn có lòng” với nhau, ai ngăn cấm các bạn duy trì tình yêu và nâng nó lên “tầm cao mới” khi cả hai đã là sinh viên, đã trưởng thành hơn? 

Nếu cứ líu díu bên nhau, không lo học hành, sẽ trượt tốt nghiệp, sẽ không đỗ đại học hay cao đẳng... như mình mong ước, thì không những chỉ mất tình cảm, mà còn mất học hành. Cố mà duy trì cả học hành lẫn tình cảm, nếu không cũng phải giữ được chuyện học hành, đừng để mất cả chì lẫn chài.

Chắc anh có nhiều kỷ niệm vui khi tư vấn tình cảm cho tuổi teen?

Đây là một trong những lá thư của bạn gái ở Hà Nội gửi tôi: “Chỉ còn ít ngày nữa là chúng em ra trường, chúng em sẽ ít có cơ hội ra ngoài gặp nhau vì bị bố mẹ quản chặt hơn. Em rất lo lắng, sợ rằng sự xa cách ấy khiến anh ấy thay lòng đổi dạ. Em muốn biết anh ấy có yêu em thật lòng không? Nếu em trượt đại học mà anh ấy đỗ, anh ấy có chê em không? Nếu anh ấy đỗ đại học ở TPHCM, liệu anh ấy có yêu ai đó ở trong đó không.

Làm cách nào để biết anh ấy có nhớ em khi xa nhau không? Nếu sau này chúng em lấy nhau, gia đình có ngăn cản không? Nếu ngăn cản thì làm thế nào? Liệu chúng em có hạnh phúc không khi chúng em bằng tuổi nhau ( vì học cùng lớp)? Chúng em có hoà hợp không khi anh ấy giỏi các môn tự nhiên, còn em lại hơi ... văn chương thơ thẩn? Anh ấy cứ bảo phải để lại cho nhau “kỉ niệm sâu sắc” thì mới nhớ lâu, vậy có nên cho anh ấy cái kỉ niệm sâu sắc không? Có đúng là “làm như thế” sẽ nhớ nhau nhiều hơn không?” . 

Mời các bạn gần xa trả lời giúp, chứ chuyên gia tư vấn tình yêu quèn như tôi... thấy khó quá! Mời các bạn tư vấn tình huống này cùng Đinh Đoàn nhé!

Cảm ơn anh!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật