Những thầy cô giáo suy đồi, sự tổn thương lớn và phiên toà đặc biệt… (Ph

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trước, làng tôi, đứa nào mất dạy, các cụ vác ba toong nện… gió vài cái lên trời rồi chửi: bố mẹ mày là thằng nào con nào, thầy cô giáo mày là thằng nào con nào mà không dạy bảo được mày. Giờ, hình như chúng ta quên mất mối quan hệ biện chứng, ràng buộc trách nhiệm đó?
Những thầy cô giáo suy đồi, sự tổn thương lớn và phiên toà đặc biệt… (Ph
"Vừa làm nương vừa cho con bú, thật êm đềm... Bé thơ, học trò nhỏ, một khi chuyện buồn gì đó xảy ra, trong bất cứ
Thứ hai, với tất cả những “tội ác” với con trẻ đã bị bắt tận tay day tận trán được (như đã liệt kê ở trên), chúng ta cần xem lại cách đào tạo và quản lý không ít các kỹ sư tâm hồn (giáo viên) hiện nay. Tôi thấy giống như người dạy lái ôtô ấy, chúng ta chỉ dạy cách vào số, cầm vô lăng, tăng ga, mà quên hẳn cái phần dạy đạo đức, văn hoá của người đi đường. Để đến nỗi “chú hề” Quốc Khánh phải lên tivi dạy người ta cách nhường đường nhau, lối hành xử nhân ái rằng: khi người ta không thể cho mình vượt một cách an toàn được vì chướng ngại vật, thì “tôi van mình đấy” đừng có nháy đèn với còi inh ỏi cáu giận ép người ta phải rối mù gây tai nạn. Dạy thì dạy vậy, ngoài phố toàn đám trọc phú tham gia giao thông hỗn hào, rồi gây tai nạn, liệu đã bao giờ chúng ta đặt vấn đề trách nhiệm của cái lò cấp bằng lái xe kia chưa nhỉ? Với những giáo viên thoái hoá ở cấp độ không thể tha thứ, liệu các trường sư phạm, các vị có thấy ngượng không?
Trước, làng tôi, đứa nào mất dạy, các cụ vác ba toong nện… gió vài cái lên trời rồi chửi: bố mẹ mày là thằng nào, thầy cô giáo mày là thằng nào mà không dạy bảo được mày? Giờ, hình như chúng ta quên mất mối quan hệ biện chứng, ràng buộc trách nhiệm đó? Con tôi học lớp 1 đã có tới 7 thầy cô giáo “phân chia” nhau phụ trách, mà cháu không thật sự gắn bó, “thần tượng” ai cả. Điều đó thật vẫn có những góc chuyên nghiệp, tiến bộ không thể phủ nhận, nhưng cháu sẽ mất cái cảm giác cô giáo là cô Tấm không bao giờ biết gánh phân bón ruộng hay ăn cơm rang cho bữa sáng của tôi độ trước. Trước, tôi học cấp I, mỗi năm chỉ có một cô giáo phụ trách, chăm bẵm từng tí một, chỉ một mình cô thôi. Tôi thấy, cái sự đưa hình ảnh thầy cô về với cõi quá đời thường, thậm chí là lầm lụi lam lũ trong mắt học sinh là điều đáng sợ - mang tính đại trà - và bản chất nhất hiện nay. Ở phần sau tôi sẽ phân tích thêm về sự chớt nhả, tán tỉnh, giư‌ּờng chi‌ּếu, “đong đưa” nhau kiểu hai bên cùng có lợi (gạ tình lấy điểm chỉ là ví dụ nhỏ) của thầy và trò trong các trường, Phổ thông trung học, Đại học, cao đẳng.

Trở lại với các bé thơ. Giáo viên mầm non, tiểu học giờ cũng bị cuốn theo tốc độ của xã hội hội nhập. Trong khi, thế giới của bé thơ nó đầy cổ tích, nó nhỏ nhẻ, êm đềm như trăng sao đêm rằm thế. Nơi đó, cần các thiên thần nhỏ, cần những người biết đem đến tấm gương, không gian cổ tích cho bé thơ ngơ ngác, kiểu “Con chào mào mặc áo nâu/ đến mùa ổi chín từ đâu bay về”. Chúng ta đã và đang xao nhãng điều đó. Chúng ta tặng hoa cho cô giáo, kèm theo cái phong bì, ngay trước mặt “các con” mẫu giáo và tiểu học. Cháu tôi 6 tuổi, bố mẹ là giảng viên đại học, 20/11 xong, nó gặp tôi thẽ thọt: bố mẹ cháu được tặng toàn phong bì tiền, cháu mở ra, tiền rơi đầy sàn nhà. Thậm chí, ở nhiều trường tiểu học của con nhà giàu, có xe ôtô tuyến đưa đón bây giờ có cả mô-típ được phổ biến trong Hội phụ huynh học sinh: bố mẹ đưa ngay phong bì cho con, khi nó chưa biết chữ, để cháu đến lớp đưa cho cô giáo nó - đó là cách đóng tiền ăn, tiền xe cộ, đồng phục mà trường của con tôi họ vẫn áp dụng (để bố mẹ đỡ phải đi). Phụ huynh và thầy cô hài lòng với cách sống giết chết sự thiêng liêng chữ nghĩa đó. Hồi chúng tôi đi học, có cái môn có tên rất đúng đề tài mà bài viết này đang bàn, đó là môn giáo dục công dân. Tôi cứ tưởng các vị dạy các thầy cô tương lai đạo đức giáo viên, tình nhân ái dành cho con trẻ, rằng các bé thơ trên thế gian đều là những đứa con chung, những thiên thần mà chúng ta cần phải hộ mệnh, và rồi chính các con lại hộ mệnh cho chúng ta… Không! Môn ấy, dạy toàn những điều xơ cứng, hô khẩu hiệu rào rào, tôi xin thề, đó là môn mà ít học sinh để ý nhất! Tiếc thay.

Thế là chúng ta cho ra lò không ít giáo viên từ mầm non đến đại học thiếu tình nhân ái, thiếu sự thấm nhuần lẽ thiêng liêng của sự học, của tình thầy trò. Thiếu tình cảm thật sự, thiếu cả sự “cảnh báo”, cả nhận thức về việc cần phải tỏ ra… tình cảm với các cháu (!). Nói vụng, với không ít người Việt Nam hiện nay, theo nghề giáo viên là một sự lép vế, một lối đi ít hoa hồng và ít bánh mỳ! Chỉ kể riêng đám bạn tôi thôi, kẻo lại mang tiếng là hồ đồ (vơ đũa cả nắm). Suốt ngày chúng kêu ca: đồng lương còi cọc, mỗi khi nhìn ngoài đường, trên tivi người ta nhung lụa ở khắp cả địa cầu, trong thầy cô lại dậy lên cái khát khao kiếm tiền và… bỏ nghề, thế thì làm sao chúng ta hy vọng được vào những người thầy như thế? Tôi từng đến những vùng mà học sinh cứ học hết lớp 9 thì nghiễm nhiên được nhận làm giáo viên mầm non ăn lương nhà nước, cai quản các thiên thần bé nhỏ; cứ học hết lớp 12 (kể cả đỗ vớt) lại nghiễm nhiên được nhận làm giáo viên tiểu học. Không cần nghiệp vụ sư phạm. Không sàng lọc, không dạy dỗ. Vơ bèo gạt tép thế thì hậu quả là chua chát buồn, còn trách ai được nữa?

Tôi từng đến những địa phương mà khi cán bộ huyện ập vào cưỡng chế xét nghiệm tìm con nghiện trong nhà trường, thì giáo viên nam nhảy qua cửa sổ chạy tán loạn. Số bị tóm, xét nghiệm cũng có 12 anh giáo nghiện ma tuý (ví dụ như ở Nghệ An). Tôi từng ngủ ở những ngôi trường mà đi qua xét nghiệm một cái, có 8 anh giáo nghiện, kể cả chồng của cô hiệu phó (ví dụ như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên)! Vừa rồi, ở Thái Nguyên, thầy giáo ngoại ngũ tuần đưa cô giáo 34 tuổi vào nhà nghỉ ăn nằm với nhau rồi cô giáo (tên là Thắng) ấy đã giết chết thầy giáo, cướp xe máy, điện thoại đi cắm và chi trả nợ nần cho đến khi tra tay vào còng. Cứ như thế, đạo đức người thầy được giáo dục và “siết” chưa đủ chặt, đầu vào lựa chọn chưa được “tinh tuyển” như thế, thì làm sao chúng ta có thể hy vọng?

Tất nhiên, các vị ở ngành giáo dục có thể thanh minh kiểu: lực bất tòng tâm, cái khó bó cái khôn. Nhưng chả có lời thanh minh nào tẩy xoá được sự thật có thể sờ thấy được kể trên, chẳng có hội thảo quốc gia nào thay được một bầu tâm huyết hành động cụ thể hơn những gì mà tôi đang trông thấy. Chúng ta cần rành mạch: những kẻ tâm có tà, sẵn sàng xử ác với con trẻ cần bị nghiêm trị và loại bỏ. Việc đào tạo giáo viên cần đề cao tình yêu nghề, mong muốn gắn bó với bé thơ hơn nữa. Chứ không chỉ là thi tuyển như thi vào trường móc cống, trường vá xăm, đào than, lặn biển. Hình như chúng ta đã sai từ cái khâu này.

Trước khi nói chuyện cô giáo mầm non đòi dán băng keo vào đít học sinh cho nó đỡ… ỉa nhiều, dán vào mồm cho nó đỡ “nói điếc tai và khóc điếc đít”, bỏ bé em vào tải, tôi muốn nhấn mạnh một yếu tố rất phổ biến nữa: con tôi đang học mầm non, mẫu giáo trong những cái “trại trẻ” hơn là một môi trường để ươm gieo ước mơ cho cháu. Cô giáo đến lớp toàn bật tivi, video để các cháu dán mắt vào đó, cho đỡ quấy. Phòng ốc sáng sủa, điện đóm đàng hoàng, nhưng cô cũng chả bật. Có lúc, tôi hãi hùng nhìn thấy cái cháu hau háu xem video bằng cái đầu Tàu trong bóng tối, khi các cô đang ngồi buôn dưa lê. bệnh tật, gù lưng, cận thị đã ủ trong các cháu từ lúc… lọt lòng như thế, ai sẽ chịu trách nhiệm trước hậu quả này? Đấy là chưa kể, có cô giáo để cháu sặc cháo sặc cơm chết tại trường! Có cô thuê nhà trọ và đang định bỏ một anh bồ, đang còn ước mơ có điện thoại di động đẹp hơn (tôi biết những chi tiết nhỏ nhặt này khi đi đón con). Đó là sự thật. Sự thật đến mức, bạn hãy xem bức ảnh tôi gửi kèm bài viết nhé (ảnh 1). Đến phiếu bé ngoan con tôi mang về nó cũng được in hình quảng cáo của các hãng sữa, chữ “bé ngoan” bé tẹo ở góc. Một hình thức quảng cáo trá hình, lợi nhuận cô và nhà trường thu được sẽ để cô mua cái điện thoại rách việc mà cô đang mơ ước ư? Con tôi thì buộc phải đòi uống thứ sữa mà phiếu bé ngoan chiều thứ sáu nào con cũng được nhận, nó đắt lòi mắt và chất lượng thì đến Thượng Đế cũng chả biết đâu mà lần.


"Mẫu phiếu này có vẻ "sạch nước cản" nhưng vì thứ sáu nào con tôi cũng được nhận, cả lớp, ai cũng đựoc nhận, nên với các cháu Bé Ngoan chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Sự vô cảm của người lớn, sự phản "sư phạm" của không ít thầy cô dành cho con trẻ, nó nằm ngay trong chi tiết này. Nỗi đau cứ lớn lên từ đó, cũng là dễ hiểu" - Ảnh: Đỗ Lãng Quân


Mở ngoặc luôn, học hành gì mà thứ sáu nào cũng nhận được phiếu bé ngoan? Ngày xưa, mỗi khi được bé ngoan, tôi thấy trời đất tưng bừng mở hội trong lòng mình, giờ con tôi nó vứt toẹt phiếu ở góc nhà (có khi ở mấy hàng bán bỏng nổ, bắp rang bơ ụ xoẹ ngoài cổng trường), lý lẽ của con tôi thật rợn người: thứ sáu nào cũng thế, bạn nào cũng được phát “bé ngoan”, thì con giữ làm gì nữa! Chả đi học cũng được Bé Ngoan! Tôi mà là cháu, tôi cũng… vứt. Điều này mới kinh dị, tôi xin chép ra đây để độc giả tiện theo dõi, tôi còn ghi âm lại lời con mình đọc bi bô kẻo sợ mai này nó lớn nó quên mất. Nó về nó hát một cái bài dài nguêu và ngọng nghíu, nhưng nghe kỹ thì… như đang đi vào siêu thị vậy: Sáng dậy đánh răng Côn-gát, Côn côn gát; gội đầu Đáp-bờ-rích, Đáp-bờ rích ích (điệp khúc). Ăn bánh Chô-cô-pai, chô-cô-pai. Uống sữa… gì gì, mặc áo siêu nhân rồng gì gì; đi dép siêu nhân kỳ lân gì gì. (Chỉ thiếu có ị bô của hãng gì - của hãng gì nữa là trọn vẹn một dây chuyền). Nghe rõ giọng quảng cáo thuốc chữa lậu của cái thời còn mồ mả chú Xuân Tóc Đỏ.

Vợ tôi buôn bán, nên đặt vấn đề ngay: nhà trường được hưởng lợi bao nhiêu tiền quảng cáo từ việc đi sâu đi sát vào thị hiếu trẻ em (những ông hoàng bà tướng của các gia đình) này? Tiền nong hay đút lót gì chả biết, nhưng cái rất rõ là các hãng “khoe hàng” kia họ đã rất thành công, khi mà giá sữa hộp cứ tăng giá chóng mặt. Con tôi học xong vụ Xuân Tóc Đỏ rồi, từ bấy chỉ đòi tiêu xài ngần ấy thứ đắt đỏ đã được cô giáo dạy ăn chơi phải tốn kém kia. Đến trường thì thấy bức tường nào cũng vẽ biểu tượng các sản phẩm của các hãng “đồ hiệu” tiêu xài chết tiền mà chửa biết chất lượng ra sao ấy. Đến cái bông hoa trong lớp học cũng cài… con hươu cao cổ của hãng sữa. Đến cái bảng kẻ thông báo về biểu đồ tăng trưởng của bé cũng… tranh thủ quảng cáo. Tôi kinh sợ nghĩ về những cô nuôi dạy hổ (cô giáo mầm non) bắt con đỏ học cái bài hát quảng cáo sản phẩm. Nhưng điều bất bình khó tin nữa là: đến cái phiếu bé ngoan của các cháu cũng là “Bé Ngoan” với 100% nội dung quảng cáo sữa: choán hết tấm phiếu là hai con hươu thèm khát ngóc cổ vào, ngậm ống hút hút cả xô sữa dưới sự cổ vũ hí hửng của… ông mặt trời.


"Phiếu bé ngoan này là một hình thức quảng cáo sữa? Bé nào ngoan thì được gặp hươu cao cổ và xem "cô giáo" cho hươu cao cổ ăn uống? Ai cho phép nhà trường bắt con tôi phải nhận những phiếu bé ngoan như thế này? Có khi phải thanh tra lại chất lượng và mẫu mã các phiếu bé ngoan trên toàn quốc! Sự suy đồi, biết đâu nó chẳng dần dà đến từ những chi tiết "lặt vặt" đầy trăn trở thế này...". Ảnh: Đỗ Lãng Quân

Ai cho phép nhà trường phát cái Bé Ngoan đó cho con tôi? Các con của chúng tôi, khi đi mẫu giáo, chúng không có quyền từ chối phiếu bé ngoan có hình quảng cáo sữa (tôi tạm thời chưa bàn về chất lượng sữa ở đây). Vì các cháu còn quá bé bỏng, chúng như những tờ giấy trắng Nhưng, tôi có quyền không cho con uống một hãng sữa nào đó quá đi chứ. Sao các vị lại (vô tình hay hữu ý?) thông qua đàn con thân yêu của chúng tôi bắt chúng tôi phải tòi tiền ra uống loại sữa đắt đỏ mà các vị đang quảng bá? Thế mai các vị làm phiếu bé ngoan với hình ảnh lũ trẻ đẹp như thiên thần đang làm xiếc trên nóc các toà nhà cao tầng rồi bêu nắng tắm ao với ếch nhái rắn rết để xui dại con tôi, tôi cũng phải hứng chịu sao? Trường hợp “nhẹ đô” nhất thì đánh bài ngửa thế này: nhà tôi nghèo, không thể ki cóp đủ tiền để cho con ăn thứ bánh ấy, đánh răng kem ấy, và uống sữa ấy… thì các vị có cho tôi tiền để hầu con tôi không? Con tôi nó khóc hết nước mắt vì kém bạn kém bè thì sao?

Như vậy là, từ những chi tiết nhỏ nhất, nó ngấm sâu vào nhà trường, giáo viên và con trẻ (ở mức độ đáng trách), rồi bi kịch cứ thế bị đẩy cao lên. Những chuyện xôn xao dư luận kia sẽ không là khó hiểu nữa, khi bạn có một vài đứa con đang lẫm chẫm đến trường và thường phải buốt lòng vì những chuyện lặt vặt mà dễ gây tổn thương về một môi trường sư phạm xuống cấp như vừa kể.

Vài vụ thầy giáo suy đồi gần đây:

1. Nguyễn Ngọc Anh (sinh 1980), trú tại xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, công tác tại Trường Tiểu học thị trấn Mường Xén, thuộc Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện rẻo cao Kỳ Sơn từ năm 2002. Ngày 19.5. 2007, y đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn đã thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội lạ‌m dụn‌g tình dục đối với trẻ em. Điều tra theo đơn tố cáo của phụ huynh học sinh ở đây, cơ quan điều tra đã có đủ chứng cứ xác định giáo viên này đã có hành vi lạ‌m dụn‌g tình dục nhiều lần đối với 3 em học sinh tiểu học lớp 3A do mình phụ trách giảng dạy.

2. Ngày 17/5/2007, cơ quan điều tra đã khởi tố và bắt giam Nguyễn Hữu Lai - giáo viên chủ nhiệm lớp 3A trường Tiểu học Đình Tổ số 2 (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) về tội hiế‌p dâm. Lai đã giở nhiều thủ đoạn khác nhau như hẹn hoặc bắt các cháu học sinh (điểm kém, vở viết bẩn, yếu môn nọ môn kia) ở lại trường học hoặc đến nhà để thực hiện hành vi hiế‌p dâm. Lai đã quan hệ tình dục với 5 cháu, trong đó 1 cháu Lai đã quan hệ 3 lần, còn lại là 2 lần.

3. Ngày 25/4/2007, TAND Cần Thơ tuyên bị cáo Lê Thái Bình (nguyên giáo viên môn Văn của trường THPT Kỹ thuật Trần Ngọc Hoằng) 10 năm tù về tội hiế‌p dâm. Bình nhiều lần khống chế, bắt một nữ sinh lớp 12 đến vườn du lịch Thủy Tiên ở phường Phước Thới (Ô Môn, Cần Thơ) chơi và dùng vũ lực cưỡ‌ּng hiế‌ּp. Bình còn chụp phim và quay hình ảnh học sinh không mặc quần áo để đe dọa, ép em này làm "nô lệ tình dục" cho y trong suốt 9 tháng trời. (Không chỉ ép một nữ sinh 1‌8 tuổ‌i làm "nô lệ tình dục", thầy giáo Lê Thái Bình còn bị phát hiện từng "tỏ tình" với trò nữ khác với những thủ đoạn bẩn thỉu, đã khiến nạn nhân phải… t‌ּự t‌ּử.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật