Thầy cô “suy đồi“: Sự tổn thương lớn và phiên toà đặc biệt…

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tôi cũng hay đứng trên bục giảng, với niềm vui nhỏ nhẹ rằng hình như mình còn làm được một cái gì có ích cho những cô bé cậu bé đang ngong ngóng nuốt lấy từng lời của thầy cô ở bên dưới. Tình thầy trò, theo đúng nghĩa, thật thiêng liêng. Khi còn học trường làng, cái khẩu hiệu này luôn được kẻ trang trọng nhất trong phòng học, đại ý: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Cũng như độ ấy, khi tình cờ “phát hiện”, tôi không tài nào hình dung được cô giáo của mình lại có thể cũng ăn cơm rang trong bữa sáng, rồi chiều đến lại đi gánh ph&acir
Thầy cô “suy đồi“: Sự tổn thương lớn và phiên toà đặc biệt…
Ảnh minh họa
c;n bón lúa ngoài rộc ruộng trung du. Cô ở làng bên, tôi ngỡ cô là một nàng tiên giáng trần, tôi chỉ nhận ra cô biết đặt quang gánh lên vai, khi cô đột ngột về làm dâu ở xóm tôi. Phiên toà “lưu động”, nơi quốc dân đồng bào hình như ai cũng có mặt và ai cũng nhận một bản án

 

Cảm giác thiêng liêng dành cho thầy cô theo tôi mãi khi vào cấp III, vào đại học. Còn bây giờ, mở báo ra, tôi rất hay bắt gặp những cái tin vừa chân thật, chân tơ kẽ tóc đến không thể rõ ràng hơn; vừa rất là “khủ‌ng b‌ố tinh thần”, kiểu như: thầy cô bắt học sinh liếm ghế, tự nhét giẻ vào mồm, phải phơi nắng đến lả đi, tự vả vào mặt mình đến… ngất xỉu, phải chạy 200 vòng quanh sân vận động, phải bò theo kiểu thú bốn chân 100 vòng quanh lớp học; rồi đáng sợ hơn là những thông tin dồn dập về những vụ bắt giam, xử án các thầy giáo hiế‌p dâm, cưỡng dâm, khống chế nữ học sinh làm “nô lệ tình dục” cho mình, gạ đổi tình lấy điểm (từ ngữ trong nguyên văn!)… Anh giáo Lai ở Bắc Ninh hiế‌p dâm đến 7 cháu học sinh lớp 3 (các cháu chưa đầy 10 tuổi), có cháu, y thực hiện hành vi của quỷ tới ấy vài lần, phóng viên vào trại giam phỏng vấn, anh giáo Lai cũng khóc rưng rức như một “nhà đạo đức chân chính” (từ này tôi mượn của nhà văn Vũ Trọng Phụng). Còn anh giáo Tâm ở Đắc Nông hiế‌p dâm và đồ‌ּi bạ‌ּi với hàng loạt học sinh lớp 6 của mình bằng các thủ đoạn có thể nói là mang nhiều yếu tố của… nghiệp vụ sư phạm, như ôn bài, học tại nhà thầy. kinh khủng hơn là gã “thầy giáo” Ngọc Anh ở Kỳ Sơn, Nghệ An, y đã lạ‌m dụn‌g tình dục nhiều lần với 3 bé gái là học sinh lớp 3A mà y phụ trách…

 

Mỗi khi trực tiếp điều tra hoặc xử lý những thông tin kiểu như trên, tôi đều thấy ngượng ngùng, thấy bị tổn thương ghê gớm. Thấy chua xót rằng tại sao dục tính của con người nó lại có thể chuyển hoá năng lượng thành sự tàn độc đến như vậy? Nó không kiêng nể gì, ngay cả khi những người đàn ông kia mang danh là thầy giáo ư!?

 

Tất nhiên, toà án đã và sẽ phán xử những kẻ đồ‌ּi bạ‌ּi. Song, còn có một phiên toà nữa: toà án lương tâm. Phiên toà này lưu động, quốc dân đồng bào ai cũng có mặt, đúng hơn là ai ai cũng bị buộc phải tham dự, lúc tuyên án, tất cả chúng ta đều cay đắng nhận duy nhất một mức án: sự tổn thương quá lớn. Khi cô bé Bình bị hành hạ ở ngay giữa lòng thủ đô (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) cả chục năm trời, từ lúc thò lò mũi xanh đến lúc qua cả tuổi dậy thì, không ngoại trừ cả việc bị lột trầ‌ּn tru‌ּồng phơi sương rồi dùng guốc cao gót đánh vào chỗ kín quy định việc em là E-va, xã hội đã công phẫn bắt giam (sẽ bỏ tù) kẻ thủ ác. Lối phố, chính quyền địa phương bị cực lực công kích vì sự vô cảm, thiếu trách nhiệm, bất lực trước cái ác giữa “trái tim hồng” Thủ đô ngàn năm tuổi.

 

Vụ việc cả đoàn các bé gái, bé trai nhỏ bị tr‌a tấ‌n, “khổ nhục kế” bắt phải đi ăn xin đến tàn tật ở TP HCM được đưa ra ánh sáng pháp luật, những bức ảnh máu me be bét trên thân thể bé thơ bị tr‌a tấ‌n cùng các dụng cụ tàn độc của các “đầu nậu” ăn xin bất lương được đưa lên báo. Lũ người ác đã và tiếp tục phải đền tội. Những câu chuyện như thế, vừa giống lại vừa không giống với những câu chuyện mà kẻ gây điều ác lại đội lốt giáo viên.

 

Dĩ nhiên, các thầy cô hành hạ, làm nhục, trừng phạt dã man, lạ‌m dụn‌g tình dục, hiế‌p dâm học sinh cũng đã bị xử lý nghiêm minh. Nhưng, việc cái ác trên “chốn linh thiêng” của sự học, trên giảng đường thường vẫn khiến người ta thảng thốt, thui chột, tổn thương hơn rất nhiều so với cái ác do một chủ quán phở, một đầu nậu ăn mày gây ra. Nỗi đau thì vẫn thế, nhưng phong vị tê tái nó khác nhau.

 

Chúng ta vẫn hằng thảng thốt: thầy, cô giáo mà lại có thể làm thế ư? Thầy hiế‌p dâm hàng loạt các bé thơ 10 tuổi trong lớp học mà mình phụ trách được sao? Liên tiếp những vụ như thế, rồi đây, xã hội, những bé em đang lớn lên và làm chủ đất nước từng ngày kia, giới học sinh, sinh viên, sẽ nhìn những người đàn ông xung quanh mình thế nào nhỉ? Các cháu, các em sẽ phải nhìn năng lực trách nhiệm của người quản lý, người giữ trọng trách “cung cấp” một bầu khí quyển bình yên cho các bé thơ ra sao? Sự tử tế, thiên lương đi đâu, hay chỉ còn lại một đám con đực tìm cách “ăn thịt” con cái bằng mọi giá? Mà, oái oăm thay, các cháu bị “ăn thịt” lại là những đứa trẻ bằng tuổi con, bằng tuổi cháu của những anh giáo đồ‌ּi bạ‌ּi kia. Thậm chí, nói thẳng, các cháu vẫn phải gọi bố mẹ khi đi “ị”, vẫn chưa biết giống cái và giống đực sinh ra trên đời thì nó khác nhau ở chỗ nào… Nói vô phép, như các cụ nhà ta ở quê hay bảo, là những cháu bé “đi ỉa chưa biết tìm đường về”. Thầy giáo, mà có thể mất nhân tính thế sao?

 

Dĩ nhiên, những kẻ đồ‌ּi bạ‌ּi đó, chỉ là số rất ít trong thế giới của “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” nói riêng và trong xã hội ta nói chung - nhưng, khi mà cả xã hội đều “biết mặt biết tên” nhờ báo chí, truyền hình, các phiên toà, các cuộc bắt giam, thì sự tổn thương mà chúng ta phải gánh chịu từ đó là không nhỏ tí nào.

 

 

Thử bắt mạch các thầy cô giáo bị cả xã hội lên án kia

 

 

 

 

Một giáo viên của Trường THCS Liên Hoa (Hà Tĩnh) bắt học sinh phải thè lưỡi ra liếm ghế ngồi. Một cô giáo ở Vị Thanh (Cần Thơ) bắt 3 học sinh tụt quần và đánh cho toé máu. Một nhóm học sinh tại TP HCM bị “cô giáo như mẹ hiền” phơi nắng rồi tự vả vào mặt nhau thừa sống thiếu chết. Cô Lê, giáo viên dạy môn Anh văn Trường THCS Rạch Kiến ở Long An, bắt một học sinh tự vả vào mặt cháu 200 cái, đến cái tát thứ 180 thì cháu ngất xỉu. Cháu Trâm ở Đồng Tháp, vì bị nghi lấy trộm 47 nghìn đồng mà nhà trường giao cho công an xã “ép cung” tàn độc đến hoảng loạn tâm thần. Một cô giáo ở Hải Phòng bắt học sinh “lết” (bò bằng… 4 chân) 100 vòng quanh lớp. Bé gái 5 tuổi học Trường Mầm non Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội) sợ sệt kể lại cho gia đình việc bị cô giáo trói chân, trùm vào bao tải, trước khi trói, cô còn buộc chân con bằng sợi dây màu đen (lời kể của cháu) và cô giáo đã bị “xử lý thích đáng”. Cô Hoàng Thị Mai Lê, giáo viên Trường tiểu học Trường Sơn 2 - Hà Tĩnh, còn bắt 2 học sinh lớp 4 phải mang giẻ từ nhà đến rồi các cháu phải lấy giẻ tự nhét vào mồm mình. Khi một cháu ngậm giẻ lâu quá nôn oẹ; một cháu quên không mang giẻ bị cô bắt về nhà… lấy, thì sự việc mới vỡ lở. Chi tiết nhẫn tâm hơn là “cô nuôi dạy hổ” này có quyền lực của hổ dữ thật sự, một cháu quên không mang giẻ đến để “t‌ּự x‌ּử” với nhục hình nhét tự vào mồm mình, thế là cô bắt cháu phải chạy về lấy… giẻ.

Chúng ta thử bàn vài dòng về chuyện buồn bã này xem nhé.

Thứ nhất: Câu hỏi đặt ra là: sao lại có việc lạ đời đến thế?

Tôi không, và không bao giờ muốn bao biện cho những người thầy người cô tàn nhẫn với học sinh. Nhưng liệu có chuyện “việc bé xé ra to” ở một vài trường hợp nào đó không? Nếu bạn là cha mẹ của các cháu bị hình phạt kiểu “thương cho roi vọt” kia, bạn nổi cơn tam bành là điều dễ hiểu. Nên, những thông tin kiểu như trên, được công chúng đón nhận, truyền tai nhau với tốc độ khủng khiếp, nên liệu nó có bị thêm mắm thêm muối ở những “khoảng mờ” khó tranh cãi được nào đó không? Tôi cũng có con đi mẫu giáo, đi học, cũng “giao lưu” với giới thầy cô rất nhiều, nên mạnh dạn có mấy điều cảm nhận hơi riêng tư như sau, không biết có được ai chia sẻ không.

Tôi đã từng bị thầy giáo ném viên phấn vèo vèo qua mặt khi nói chuyện riêng. Từng bị thầy giáo đánh và chửi, mày không biết tao là đặc công à, khi tôi (theo quán tính) dám đỡ đòn của thầy. Vào đại học cho 10 điểm không (0), coi như liệt cả một môn, suýt treo bằng. Nhưng sau này thầy trò chúng tôi rất là hữu hảo, cái nóng nảy đó bảo là không thể chấp nhận được, sai luật và lệ thì cũng đúng, bảo là thầy quý thầy mới mắng thì cũng không sai. Bằng chứng là tôi không thấy oán giận gì thầy cả, nhưng nếu độ ấy bố mẹ tôi gọi chính quyền, nhà báo đến kiện thầy thì thầy cũng… gay to!

Ta hãy đặt bài toán: khi một cô giáo bị nhà trường tố cáo có hành vi không đúng với học sinh (ví dụ đánh trẻ), trong đó có chi tiết cô này mâu thuẫn nhiều năm với cán bộ nhà trường vì những bất cập có thật ở nội bộ lùm xùm đó, thì liệu có sự “mượn gió bẻ măng” do những âm mưu nào đó không? Khi cháu bé mầm non ở Long Biên kể với bà về việc cháu bị cô trừng phạt bằng cách trói chân bỏ vào bao tải, có phải là cô chỉ dọa kiểu ngoan nào “con ma đến bắt bây giờ” rồi cháu quá sợ mà nghĩ rằng ma đã bắt mình thật sự không? Bằng chứng là sau này, cơ quan chức năng cũng chỉ xử lý cô giáo cái tội… dọa học sinh không đúng cách và kỷ luật gì đó nhẹ nhẹ thôi.

Cũng có thể vì không ai ghi âm, quay phim chụp ảnh được tội ác; nên mới nói thác ra như thế, cũng có thể trẻ thơ bị ám ảnh bởi cái lời dọa bị trói chân bằng cái dây đen, bỏ vào cái bao tải màu đỏ rồi bé kể cho bà nội và chúng ta cứ nhất nhất tin theo một chiều? Hơn thế (tôi nhắc lại là tôi không hề có ý gỡ tội cho các cô gây tội thật sự), khi chúng ta được nghe tố cáo cô giáo bắt học sinh nhét giẻ vào mồm đến nôn oẹ, liệu giẻ đã vào miệng cháu chưa và cháu có nôn thật không? Khi cháu bé phải tự tát 200 cái, cháu tát được 180 cái, rồi xỉu, có đúng cháu xỉu và đã tự vả vào mặt mình đủ 180 cái không, ai là người đứng ra để đếm?

Việc thầy cô “dạy dỗ” học sinh kiểu “xã hội đen” (kể cả đe dọa thôi) như thế là không thể chấp nhận. Nhưng, nếu vô tình chúng ta đã “việc lớn xé ra cho lớn hơn” vì bắt thóp được cái sai của kẻ “thủ ác” rồi, thì sao? Thì chúng ta đã gây nên một sự hoang mang quá lớn, hoang mang bất lợi. Chúng ta cũng vùi dập đến không ngóc đầu lên được đối với các giáo viên “nghĩ mình thân đã nhúng chàm/ dại rồi còn biết khôn làm sao đây”. Nếu có điều kiện, bạn hãy nghe kỹ hơn lời giải trình của các thầy cô giáo nặng tay với phương pháp dân gian “thương cho roi vọt” kia thử xem. Thử xem, nếu tội ác đúng là như thế thì toà dân sự, toà hình sự và cả toà án lương tâm nữa, phải xử thẳng tay!

Trong 100 trường hợp học sinh bị cô giáo, thầy giáo quát, mắng, chửi, sỉ nhục, thậm chí đánh thì có đến 80,5% học sinh “nhớ đời” và bị ức chế về tâm lý. Ông Trần Ban Hùng, cán bộ Chương trình dự án Bảo vệ trẻ em thuộc Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển, đưa ra một con số đau lòng: 28,9% thấy oan ức, 7,4% thì căm giận, 0,7% muốn trả thù, 30% thấy xấu hổ, mặc cảm và 15% thì khiếp hãi.

Lời bà Lương Thị Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em TP HCM, từng được Báo Người Lao động dẫn: người giáo viên cần phải biết việc phạt học sinh là biện pháp cuối cùng. Nhưng biện pháp cuối cùng này cũng cần phải cân nhắc kỹ; và tuyệt đối không được làm tổn thương đến tinh thần, thể chất của trẻ.

(Tư liệu)

Khi chúng tôi chuẩn bị cho xuất bản bài viết này, cũng là khi báo chí ầm ĩ một vụ đau lòng tương tự: Tại cơ quan công an quận Phú Nhuận, TP HCM, Lê Thị Lê Vy, bảo mẫu nhóm nhà trẻ lớp mầm non Thiên Thơ, thừa nhận: do thấy bé Trân, 18 tháng tuổi, khóc quá nhiều nên đã cắt miếng băng dài khoảng 15 cm, rộng 4 cm dán vào miệng Trân trong khoảng 2 phút, khiến bé ngừng thở, hôn mê. Quyết định khởi tố vụ án vừa được ký chiều 3/12. Điều đáng nói hơn là: theo hồ sơ điều tra, Lê Thị Lê Vy mới học hết lớp 5, không có chuyên môn sư phạm, làm ở lớp mầm non Thiên Thơ từ năm 2005 đến tháng 8/2006, sau đó nghỉ việc không lý do. Đến tháng 4/2007, Vy làm việc trở lại.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật