Những điều cần biết trước khi làm hồ sơ ĐKDT

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bắt đầu từ ngày 10/3, thí sinh cả nước có thể nộp hồ sơ ĐKDT theo tuyến Phòng, Sở nơi mình đang cư trú. Việc hiểu rõ quy chế, quy định sẽ không làm cho thí sinh bở ngỡ khi đặt bút điền vào hồ sơ ĐKDT.
Những điều cần biết trước khi làm hồ sơ ĐKDT
Ảnh: Việt Hưng

Nhằm trợ giúp cho các bạn thí sinh, DT xin đưa ra những thông tin quan trong cùng những khuyến cáo của Bộ GD-ĐT khi làm hồ sơ ĐKDT.

1. Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT ở đâu?

Theo Ông Ngô Kim Khôi, Vụ Phó Vụ ĐH và SĐH thì khi nộp hồ sơ ĐKDT cần phải phân biệt hai loại đối tượng thí sinh.

Thứ nhất: Đối tượng là thí sinh đang học THPT ( nghĩa là sẽ tốt nghiệp THPT năm 2008) thì chỉ được phép nộp hồ sơ ĐKDT tại trường đó. Ngoài ra những đối tượng này có thể nộp hồ sơ trực tiếp cho trường mình ĐKDT.

Thứ hai: Đối tượng là thí sinh tự do (đã tốt nghiệp trước năm 2008) thì nộp hồ sơ ĐKDT theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT nơi mình đang cư trú hoặc nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp cho trường mình ĐKDT.

Thời gian nộp hồ sơ ĐKDT như thế nào?

Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2008 thì thời gian nộp hồ sơ ĐKDT theo tuyến trường THPT; Phòng, Sở GD-ĐT bắt đầu từ ngày 10/3 đến hết ngày 10/4/2008.

Sau thời gian này thí sinh có thể nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp cho trường mình dự thi từ ngày 11-17/4/2008.

Thí sinh ngoài Bắc muốn nộp hồ sơ ĐKDT các trường phía Nam như thế nào?

Theo bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ ĐH và SĐH thì việc đăng kí dự thi các trường phía Bắc hay Nam cũng không làm thay đổi phương thức nộp hồ sơ ĐKDT. Thí sinh ngoài Bắc muốn dự thi các trường trong Nam vẫn nộp hồ sơ ĐKDT tại tuyến Phòng, Sở nơi mình cư trú. Các Phòng, Ban tuyển sinh có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến các trường mà thí sinh ĐKDT.

Ngoài ra, nếu có điều kiện thì những đối tượng này có thể vào trực tiếp trường để nộp hồ sơ ĐKDT.

Hồ sơ ĐKDT có thể nộp qua đường bưu điện?

Theo ông Đỗ Duy Dự, Chuyên viên Vụ ĐH và SĐH thì trong mọi trường hợp, thí sinh không được gửi hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) qua đường bưu điện mà phải chuyển hồ sơ và lệ phí ĐKDT nhờ người quen đến nộp trực tiếp tại trường dự thi, nhận lại đầy đủ phiếu số 2 và biên lai đóng tiền lệ phí.


Phản ánh về những tiêu cực qua đường dây nóng của Phóng viên theo số điện thoại: 0973.567567

Khi nộp hồ sơ thí sinh sẽ được cán bộ có trách nhiệm thu hồ sơ xác nhận và giao lại tờ phiếu số 2 đã có đầy đủ chữ ký của người thu hồ sơ, biên lai nộp lệ phí ĐKDT và lệ phí dự thi. Nộp hồ sơ trực tiếp còn có lợi ích là cán bộ thu nhận sẽ kiểm tra lại, kịp thời hướng dẫn thí sinh chỉnh sửa những sai sót trong các nội dung khai trong hồ sơ.

Phiếu số 2 có giá trị xác nhận bạn đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi sẽ được dùng để đối chiếu hồ sơ gốc trong nhiều trường hợp cần thiết, chẳng hạn khi bạn bị thất lạc giấy tờ trước khi thi hoặc cần phải chỉnh sửa khi bị sai sót trong hồ sơ. Vì vậy thí sinh phải có trách nhiệm giữ kỹ phiếu số 2 để sau này có thể đối chứng khi cần thiết.

Khi nào thì sử dụng mục 3 trong hồ sơ ĐKDT?

Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ thì mục 3 trong hồ sơ ĐKDT chỉ sử dụng khi thí sinh muốn đăng ký NV1 vào một trường ĐH hoặc CĐ không tổ chức thi. Mục 3 không phải là nơi để đăng ký NV2 và NV3.

Cách thức ghi mục 2 và mục 3 trong hồ sơ ĐKDT cũng như những cảnh cáo cần thiết thí sinh có thể xem tại đây.

Lệ phí tuyển sinh năm nay như thế nào?

Theo ông Hà Huy Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thuế - Bộ Tài Chính thì cơ bản Bộ Tài Chính đã đồng ý đề xuất của Bộ về việc tăng lệ phí tuyển sinh ĐH, CĐ. Hiện đang chờ văn bản để ban hành chính thức. Thông tin về việc tăng lệ phí tuyển sinh ĐH, CĐ xem tại đây.

( Phóng viên sẽ thông báo công khai về mức thu lệ phí tuyển sinh ngay sau khi có văn bản chính thức)

Hồ sơ như thế nào thì hợp lệ? Trong trường hợp khai sai một tờ phiếu có thể photocopy một tờ khác thay thế hay phải mua lại cả bộ hồ sơ ĐKDT?

Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ thì một bộ hồ sơ ĐKDT gồm: một túi hồ sơ và hai phiếu số 1, số 2; ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau; bản sao hợp lệ giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có); ba phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

Theo ông Ngô Kim Khôi, Vụ Phó Vụ ĐH và SĐH khi làm hồ sơ ĐKDT thí sinh cần phải khai chính xác, rõ ràng, không được tẩy xóa. Các thông tin trên hai tờ phiếu số 1 và số 2 phải khớp nhau.

Nếu có viết sai một tờ phiếu ĐKDT, thí sinh không cần phải mua lại toàn bộ hồ sơ mà có thể photocopy hoặc in tại cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ GD-ĐT tại địa chỉ http://ts.edu.net.vn đều được chấp nhận.

Khi nộp, hồ sơ phải có xác nhận đầy đủ, hợp lệ của cấp có thẩm quyền theo qui định của qui chế tuyển sinh.

Đối với thí sinh có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của các trường ĐH phải photocopy mặt trước của phiếu số 1.

Thí sinh được nộp bao nhiêu bộ hồ sơ ĐKDT?

Thí sinh có thể nộp nhiều bộ hồ sơ vào nhiều trường khác nhau hoặc nhiều ngành của một trường. Tuy nhiên ứng với mỗi đợt thi thí sinh chỉ được phép dự thi một trường duy nhất. Những hồ sơ đã đăng kí mà không dự thi sẽ được đánh số báo danh bỏ trống ( còn gọi là thí sinh dự thi ảo)

Sinh viên đang học muốn thi lại phải làm gì?

 

Sinh viên đang theo học ở các trường ĐH, CĐ bắt buộc phải xin phép ý kiến của Hiệu trưởng nhà trường bằng văn bản trước khi ĐKDT. Bản xác nhận của Hiệu trưởng phải nộp kèm với hồ sơ ĐKDT.

 

Những sinh viên đã thôi học hoặc có ý định thôi học trước khi làm hồ sơ ĐKDT nghĩa là rút hồ sơ nhập học thì không phải xin phép ý kiến của Hiệu trưởng.

 

(Bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ ĐH và SĐH)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật