Cơ hội tái khởi động quan hệ Mỹ-Nga

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày 16-7 tới tại Phần Lan. Đây là cơ hội để Nga và Mỹ tái khởi động quan hệ và thúc đẩy hợp tác trong những vấn đề quan trọng.
Cơ hội tái khởi động quan hệ Mỹ-Nga
Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra tại Đà Nẵng, Việt Nam tháng 11-2017. Ảnh: AP

Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Donald Trump nhiều lần tuyên bố rằng, ông muốn xây dựng chính sách đối ngoại mới cho Mỹ và điều mà ông hướng đến là mối quan hệ tốt đẹp với Nga. Ông Donald Trump đã từng hai lần gặp gỡ ông Putin với tư cách tổng thống Mỹ, trong đó có một cuộc gặp bên lề một hội nghị thượng đỉnh tại Đức kéo dài hơn hai giờ. Tuy nhiên, những kế hoạch cho một cuộc gặp thượng đỉnh toàn diện đã bị trì hoãn giữa những cuộc điều tra của FBI và quốc hội để xem mối liên hệ giữa các cố vấn tranh của của ông Trăm với Nga có góp phần làm nên chiến thắng của nhà tỷ phú trong cuộc bầu cử hay không.

Theo thông báo từ Điện Kremlin và Nhà Trắng, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ sẽ diễn ra ở thủ đô Helsinki của Phần Lan vào ngày 16-7 tới. Việc lựa chọn Helsinki cho cuộc gặp này được cho là rất hợp lý vì đây là nơi Hiệp ước Helsinki được Mỹ, Liên bang Xô viết và 33 nước châu Âu thông qua năm 1975. Hiệp ước này đã khẳng định ý nghĩa, mục đích của nó và được cài đặt theo lộ trình nhằm cải thiện quan hệ giữa Đông và Tây, đồng thời ngăn chặn một thảm họa hạt nhân và tiến tới xây dựng an ninh chung.

“Việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trump - Putin ở thủ đô Helsinki là nhằm đẩy lùi các cuộc xung đột và mối đe dọa chung giữa Nga và phương Tây, tập trung nhiều hơn vào đối thoại, giảm căng thẳng và giải trừ quân bị”, ông Alyn Ware, Điều phối viên toàn cầu của Hiệp hội các nghị sĩ ủng hộ không phổ biến hạt nhân và giải trừ quân bị (PNND) cho biết.

Thực tế, Washington và Moscow không có nhiều lĩnh vực cùng có chung lợi ích. Tuy nhiên, hai bên có nhiều căng thẳng và mâu thuẫn cần giải tỏa. Theo giới phân tích, trong số những lĩnh vực mà sự hợp tác Mỹ-Nga được đánh giá rất có triển vọng không thể không kể đến Đông Bắc Á và Trung Đông. Với những tiến triển đáng chú ý trong vấn đề Triều Tiên, sự hỗ trợ từ Nga chắc chắn sẽ có ích cho tiến trình này. Việc phối hợp chặt chẽ với hai miền Nam-Bắc Triều Tiên, cùng Nga và Trung Quốc là cách để Mỹ có thể đảm bảo lộ trình không thể đảo ngược tiến tới xây dựng cấu trúc an ninh toàn diện cho khu vực Đông Bắc Á.

Trung Đông là một thách thức lớn song có những khía cạnh mà sự hợp tác Mỹ-Nga đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đáng chú ý nhất phải kể đến chiến dịch truy quét chủ nghĩa khủ‌ng b‌ố Hồi giáo cực đoan để ổn định tình hình tại Syria và Iraq. Trong chiến dịch tranh cử và sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần nhấn mạnh rằng hợp tác giữa Washington và Moscow có thể thúc đẩy hòa bình cho khu vực Trung Đông. Bối cảnh hiện nay tại Syria được xem là “chín muồi” cho hợp tác Nga-Mỹ bởi quân đội Syria dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bashar al-Assad và sự hậu thuẫn của người dân Syria, đang dần tiến tới giai đoạn cuối của cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố.

Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh này có thể khiến nhiều đồng minh của Mỹ không hài lòng, chẳng hạn các nước thành viên châu Âu (EU) vốn muốn cô lập Nga, hay làm cho những quốc gia như Ukraine thêm lo ngại trước thái độ thân thiện quá mức của Tổng thống Donald Trump với nhà lãnh đạo Nga. Những người vốn nghi ngờ về cam kết của ông Trump đối với NATO và lo ngại trước những tranh cãi của ông với nhiều đồng minh lâu năm như Canada và Đức về chính sách thương mại cũng có chung một tâm trạng như vậy.

Dù kết quả còn phụ thuộc vào thái độ của hai bên, song để tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh cũng đã làm giảm thiểu căng thẳng và đó là điều có lợi cho tất cả các bên.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật