Siêu Tổng thống Erdogan thay máu bộ máy chính quyền

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bổ nhiệm con rể làm Bộ trưởng Tài chính, ông Erdogan gây bão khi thanh trừng 18.000 nhân viên công lực vì lo đảo chính.
Siêu Tổng thống Erdogan thay máu bộ máy chính quyền
Tổng thống Erdogan (phải) và con rể Berat Albayrak (trái)

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan chính thức nhậm chức nhiệm kỳ mới vào ngày 9/7 sau hàng loạt cải cách trong bộ máy chính quyền.

Danh sách nội các mới của Siêu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dáng chú ý là ông Berat Albayrak - Bộ trưởng Ngân khố và Tài chính. Người này cũng chính là con rể của ông Erdogan.

Ông Albayrak kết hôn với con gái ông Erdogan vào năm 2004 và được tổng thống tin tưởng trong những năm gần đây. Ông Albayrak được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Năng lượng vào năm 2015.

Sự thăng tiến của ông Berat Albayrak vào chức Bộ trưởng Tài chính đã gây nhiều bất ngờ đối với thị trường tài chính, khiến đồng lira sụt giảm nhẹ ngay sau đó.

Điều này cũng khiến một số thành viên đảng cầm quyền AKP phản ứng vì cho rằng Tổng thống Erdogan đang đưa “người nhà” và những người ủng hộ ông vào bộ máy lãnh đạo.

Sau lễ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, ông Erdogan tuyên bố, “sẽ đưa đất nước Thổ Nhĩ Kỳ tiến về phía trước” và khẳng định, Ankara đang ở trong một khởi đầu mới.

“Chúng ta sẽ bỏ lại phía sau một hệ thống khiến cho đất nước chúng ta phải trả giá đắt khi lâm vào khủng hoảng chính trị và kinh tế” - Tổng thống Erdogan nhấn mạnh.

Trong nội các mới, ông Erdogan chỉ chọn ra một Phó Tổng thống duy nhất là ông Fuat Oktay. Ông Fuat Oktay đã từng là người đứng đầu Cơ quan Quản lý khẩn cấp (AFAD), cựu Giám đốc điều hành Hãng hàng không Turkish Airlines.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar sẽ giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Cần lưu ý rằng việc cất nhắc một quan chức quân sự lên chức Bộ trưởng Quốc phòng là rất, rất hiếm trong hệ thống chính trị Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Akar còn là người đứng đầu lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ khi một nhóm người trong quân đội cố gắng thực hiện một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ.

Ông Akar đã bị chỉ trích rất nhiều vào thời điểm đó vì đã không lường trước sự kiện và khiến hơn 250 người thiệt mạng.

Tờ Hurriyet Daily News bình luận, quyết định chọn ông Akar làm Bộ trưởng Quốc phòng và tiếp tục với Süleyman Soylu làm Bộ trưởng Nội vụ cho thấy cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục là một trong những ưu tiên.

Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu và Bộ trưởng Nội vụ Suleyman Soylu vẫn giữ nguyên chức vụ. Ông Ruhsar Pekcan được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thương mại.

Trong khi đó, Cựu Phó thủ tướng Mehmet Simsek và cựu Bộ trưởng Tài chính Naci Agbal không có tên trong nội các mới. Cả 2 ông này được coi là thuộc nhóm quan chức kinh tế có mối quan hệ tốt với giới đầu tư nước ngoài và có thể giúp giảm đi lo ngại về những quan điểm ngẫu hứng của Tổng thống Erdogan.

Ở cấp quyền lực thấp hơn, ông Erdogan đã thực hiện một cuộc "đại thanh trừng" nhằm vào hơn 18.000 nhân viên công lực.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thông qua một nghị định sa thải số lượng lớn nhân viên được cho là "phù hợp với tình trạng của chế độ khẩn cấp" sau cuộc đảo chính tháng 7/2016.

Theo tờ báo thân chính quyền Resmi Gazete, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp tục tuyên bố miễn nhiệm 18.632 người khỏi chức vụ của họ vì nghi ngờ liên kết với phong trào giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, bị Ankara gọi là ‘Tổ chức khủ‌ng b‌ố Fethullah’ (FETO) và bị buộc tội đứng sau cuộc đảo chính tháng 7/2016.

Theo nghị định được công bố trên tờ Resmi Gazete, có tới 6.152 người đã bị loại khỏi lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm 3.077 sĩ quan và binh sĩ của lực lượng lục quân, 1.126 của lực lượng hải quân và 1.949 quân nhân của lực lượng không quân.

Hơn 8.998 nhân viên đã mất chức trong các cơ quan an ninh, trong khi 649 người đã bị sa thải khỏi chức vụ của mình trong lực lượng hiến binh.

Các quyết định trong Nghị định cho thấy, chính quyền Ankara cũng đã sa thải một số lượng lớn nhân viên của Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ (1.051), Bộ Giáo dục (658), Tổng cục Tôn giáo (240), Bộ Ngoại giao (38) và các trường đại học nhà nước là 199 người.

Nghị định còn đã ra lệnh đóng cửa 12 tổ chức công cộng, ba tờ báo và một kênh truyền hình.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chuyển sang củng cố quyền lực mạnh mẽ hơn bằng cách bắt giữ các nhà lãnh đạo đối lập chính trị với tội danh ‘khủ‌ng b‌ố’ có liên quan đến giáo sĩ Gulen.

Trong đó có chính trị gia đối lập Eren Erdem, một thành viên chủ chốt của Đảng Cộng hòa (CHP) bị kết tội liên quan đến khủ‌ng b‌ố.

Một thành viên cao cấp khác của CHP là ông Enis Berberoglu cũng đã chính thức bị kết án tù 25 năm vì đã bị chính quyền của ông Erdogan cáo buộc là cung cấp các "thông tin bí mật" cho các phương tiện truyền thông.

Một thành viên cao cấp khác của CHP là ông Baris Yarkadas lưu ý rằng, vụ bắt giữ Erdem là một phần của những nỗ lực liên tục của Erdogan và đảng APK của ông nhằm gán tội cho các đảng phái đối lập là có liên quan đến “chủ nghĩa khủ‌ng b‌ố quốc tế”, từ đó tiêu diệt sức mạnh của giới chính trị đối lập, độc chiếm quyền lực ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật