Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Sao Trump bị lo ngại thất thế trước Putin?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tính nhân đạo các trong hành động của Tổng thống Putin đã biến ông trở thành một nhân vật độc nhất vô nhị trong lịch sử chính trị thế giới...
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Sao Trump bị lo ngại thất thế trước Putin?
Mỹ và đồng minh lo ngại Trump thất thế trước Putin

Cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ lần đầu tiên dưới "triều đại Trump" đang được đón nhận theo thái độ hoàn toàn khác nhau giữa hai bên. Nếu như Moscow tự tin bao nhiêu thì Washington và đồng minh lo lắng bấy nhiêu.

Khi chỉ còn không đến một tuần nữa là diễn ra cuộc gặp chính thức lần đầu tiên của bộ đôi Trump-Putin, vậy nhưng mối lo ngại của chính giới Mỹ và các đồng minh chiến lược của Washington lại ngày càng bao trùm lên sự kiện lịch sử này.

Theo The Washington Post, Mỹ và đồng minh rất lo ngại Tổng thống Trump sẽ có những nhượng bộ trước Tổng thống Putin, từ đó có thể làm thay đổi, thậm chí làm phá sản, nhiều kế hoạch - chiến lược của Mỹ và đồng minh trong đối trọng với Nga.

Điều gì khiến chính giới Mỹ và đồng minh lại mất tự tin vào vị tổng thống doanh nhân đến vậy? Phải chăng vì ông Trump mới "tập làm chính trị" nên không phải là đối thủ xứng tầm của điệp viên KGB kỳ cựu?

Dường như vấn đề không hẳn ở kỹ năng làm chính trị của ông Trump, bởi vị tỉ phú đã rất thành công trong kinh tế hoá chính trị, mà việc ông giành được chiếc ghế tổng thổng Mỹ nhiệm kỳ 57 là một minh chứng rõ nhất.

Theo giới phân tích, lý do khiến chính giới Mỹ và đồng minh lo ngại ông Trump thất thế trước ông Putin là nằm ở vị thế của nước Nga và vai trò của nhà lãnh đạo nước Nga đương thời trên bàn cờ chính trị thế giới hiện nay.

Thứ nhất, vị thế của nước Nga hiện tại trên sân khấu chính trị thế giới

Ngược dòng thời gian, cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ lần đầu tiên dưới "triều đại Putin" diễn ra vào tháng 5/2000, khi Tổng thổng Bill Clinton thăm Nga nhân dịp ông Putin chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Nga lần 3 thời hậu Xô Viết.

Nước Nga khi diễn ra cuộc gặp đầu tiên giữa bộ đôi Putin-Clinton chỉ là quốc gia rộng về diện tích, nhiều đầu đạt hạt nhân và mạnh về vũ khí liên lục địa. Song lúc đó người dân chỉ biết kêu trời vì khó khăn, bế tắc bởi thất nghiệp và giá cả leo thang.

Nước Nga của ông Putin trong lần đầu đón tiếp ông Clinton chỉ là quốc gia của phe cánh, của tội phạm có tổ chức và được chính quyền dung túng. Lúc đó, chỉ lo giải quyết việc của nước Nga cũng chưa xuể, đâu còn khả năng lo việc thiên hạ.

Nước Nga mà ông Clinton đến thăm trước khi rời nhiệm sở chỉ còn là quốc gia ngập trong thiếu thốn, nợ nần, nguy cơ nội chiến đe dọa sự thống nhất của nhà nước liên bang. Lúc đó, chỉ lo trả nợ, ổn định xã hội là quá sức của chính quyền.

Giới quan sát quốc tế khi đó từng rất ái ngại cho vị thế của nước Nga trước vị thế của nước Mỹ, có được sau giai đoạn phát triển dài nhất trong lịch sử thời hiện đại, dưới thời chính quyền Clinton, theo The White House.

Bộ đôi Clinton-Putin gặp nhau tháng 5/2000

Mười tám năm sau cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ lần thứ nhất ấy, tương quan về vị thế giữa Nga và Mỹ đã thay đổi đến chóng mặt, mà thể hiện ra là Nga ngày càng chiếm lĩnh nhiều mặt bằng sân khấu chính trị thế giới, từng thuộc phần của Mỹ.

Nước Nga của Putin đã trở thành thực thể chính trị quan trọng nhất làm chấm dứt thế giới đơn cực xoay quanh trục Mỹ, đồng thời cũng làm mất vị thế thống soái của Mỹ trên bàn cờ kinh tế - chính trị toàn cầu.

Chính lời Tổng thống Trump khi kêu gọi các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G-7) tại Canada hồi tháng 6/2018, rằng hãy chấm dứt việc tẩy chay Nga và đưa Nga trở lại cơ chế này, là sự thừa nhận rõ ràng thực tế ấy.

"Bạn biết đấy, dù có thích hay không, chúng ta đang ở trong một thế giới đầy biến động và là một thách thức rất lớn. G-7 từng là G8, nhưng Nga đã bị gạt ra. Giờ là lúc G-7 nên để Nga trở lại", BBC tường thuật.

Nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra lời kêu gọi trong bối cảnh một năm sau Hội nghị Thượng đỉnh G-7 ở Taormina, Italy năm 2017, những vấn đề mà các nhà lãnh đạo G-7 đưa ra, trong đó có tìm kiếm, nhận dạng, xóa bỏ khủ‌ng b‌ố, vẫn chỉ là tuyên bố suông.

Trong khi đó, dù đứng ngoài G-7, nhưng Nga lại có bước tiến dài trong giải quyết những vấn đề mà G-7 nêu ra nhưng không thể giải quyết được, đặc biệt là trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủ‌ng b‌ố quốc tế.

Hiện nay bất ổn đã trở thành một xu thế trong quá trình vận động của trật tự thế giới và phát triển của lịch sử nhân loại, và Nga đang nổi lên là thực thể có vai trò và tác động mạnh mẽ nhất với cả xu thế vận động và giải quyết bất ổn trên thế giới.

Từ an ninh quốc gia đến an ninh toàn cầu, từ an ninh chính trị đến an ninh kinh tế, từ an ninh năng lượng đến an ninh tiền tệ đều có ảnh hưởng quyết định bởi "yếu tố Nga". Thậm chí Nga đang dần có ảnh hưởng quyết định với cả an ninh lương thực thế giới.

Thiếu Nga, G-7 chỉ như một gánh xiếc bay

Dù tiềm lực của Nga còn hạn chế so với Mỹ và các đồng minh, bên cạnh đó nước Nga còn bị bao quanh bởi cấm vận, vậy nhưng hầu như trong tất cả các vấn đề có liên quan tới vai trò và vị thế của Mỹ trên thế giới đều bị hiệu chỉnh bởi "yếu tố Nga".

Từ cấu trúc xuyên Đại Tây Dương đến bàn cờ chính trị tại Trung Đông, từ tình hình Đông Bắc Á đến các ván cờ chính trị Bắc Phi, từ thị trường dầu mỏ thế giới đến thì trường tài chính toàn cầu, “yếu tố Nga” đã ngày càng đóng vai trò quyết định.

Có thể thấy, từ sau cuộc gặp Clinton-Putin lần thứ nhất đến trước cuộc gặp chính thức Trump-Putin lần đầu tiên, nước Nga đã chiếm lĩnh nhiều mặt bằng sân khấu kinh tế-chính trị thế giới - nước Nga hiện nay không chỉ là một siêu cường quân sự.

Thứ hai, vai trò của Tổng thống Putin trong đời sống chính trị thế giới

Ngay trong lần gặp đầu tiên vào tháng 5/2000, Tổng thống Clinton đã đánh giá tiềm năng của Tổng thống Putin là rất lớn và cho rằng nhà lãnh đạo trẻ tuổi của nước Nga khi đó chắc chắn sẽ đưa nước Nga tiến lên.

"Tôi cho rằng ông Putin sở hữu tiềm năng rất lớn. Tôi cho rằng ông ấy là nhà lãnh đạo rất thông minh và có sự chín chắn. Chúng tôi có thể cùng nhau làm nhiều việc tốt", The New York Times tường thuật.

Mười bốn năm sau, tháng 5/2014, chứng kiến những gì mà Tổng thống Putin đã làm được cho nước Nga và tạo tầm ảnh hưởng với đời sống chính trị thế giới, cựu Tổng thống Clinton đã cảnh báo “Putin đang muốn tái thiết sự vĩ đại của đế quốc Nga”.

“Tổng thống Putin muốn tái thiết sự vĩ đại của Nga, không phải trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, mà là giai đoạn thế kỷ 19, khi Nga là một đế quốc”, ông Clinton phát biểu tại Hội nghị thường niên của Quỹ Peter G. Peterson diễn ra ngày 14/5/2014.

Dù là người ganh ghét

Theo The Washington Post, Tổng thống Putin không có ý định làm tái sinh Liên Xô - một thực thể sụp đổ vì có nhiều khiếm khuyết - mà "nói cách khác, ông ấy muốn Nga hiện đại sẽ là thực thể kế thừa đế chế Nga của thời Nga Hoàng".

Còn nhân dịp tròn 5 năm ông Putin ngồi ghế Tổng thống Nga nhiệm kỳ 3, Thượng nghị sĩ nổi tiếng nước Mỹ John McCain đã nhìn nhận Tổng thống Putin là mối đe doạ nghiêm trọng nhất với phương Tây.

"Putin là mối đe dọa hàng đầu và nguy hiểm nhất. IS có thể gieo rắc kinh hoàng cho nhân loại, nhưng điều đó không là gì so với cố gắng của nhà lãnh đạo Nga phá hủy nền tảng của nguyên tắc dân chủ”.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton - người luôn cho rằng thất bại của mình trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 là do Nga can thiệp - cũng từng nhận định Tổng thống Putin đang thực hiện sứ mệnh "phục hồi sự vĩ đại Nga".

Từ những thành tựu mà ông Putin mang lại cho nước Nga và tạo ra những đổi thay trên vũ đài chính trị thế giới, Ông Patrick J. Buchanan, cố vấn cấp cao cho nhiều đời tổng thống Mỹ đã đánh giá về tài năng của Tổng thống Putin trong sự ngưỡng mộ:

"Dựa trên việc bảo vệ chủ quyền và thúc đẩy phát triển đất nước, Tổng thống Nga Vladimir Putin là chính khách nổi bật nhất thời đại chúng ta. Trên sân khấu chính trị thế giới, ai có thể so sánh được với ông ấy?".

Theo nhà chính trị Mỹ: “Khi ông Putin lên nắm quyền, nước Nga đã bên bờ vực sụp đổ. Nhiều thành phần trong giới tinh hoa của nước Nga đã thông đồng với các đối thủ - trong đó có người Mỹ - làm hại đất nước. Putin đã chấm dứt được điều đó”.

Như vậy dù ngưỡng mộ hay ganh ghét, song không thể phủ nhận là tất cả các đối thủ đều đánh giá rất cao tài năng của Tổng thống Putin, thể hiện qua những hành động nhằm khôi phục sức mạnh Nga, lấy lại vị thế cho nước Nga trên trường quốc tế.

Hay là người ngưỡng mộ, thì tài năng của Tổng thống Putin luôn là không thể phủ nhận

Đặc biệt, nổi bật trong hành động của nhà lãnh đạo Nga đương thời là tính nhân đạo. Từ xoá nợ cho hàng chục quốc gia đến tham gia cơ chế trong-ngoài OPEC để chấm dứt việc giới tài phiệt Mỹ thao túng thị trường dầu mỏ, đã minh chứng cho điều đó.

Có thể thấy Tổng thống Putin đã trở thành nhân vật "độc nhất vô nhị" của lịch sử chính trị thế giới, đây được nhận diện là lý do chính khiến Washington và đồng minh lo ngại Tổng thống Trump thất thế trong cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ sắp tới.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật