Trump có đủ sức định hình tương lai châu Âu?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hội nghị thượng đỉnh của NATO được xem là cơ hội để Mỹ và các thành viên của tổ chức này xử lý những vấn đề nội bộ và xác định lập trường chung trước Nga.
Trump có đủ sức định hình tương lai châu Âu?
Tổng thống Trump đến dự Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Brussels, Bỉ. Ảnh: getty images

Ông Trump đã tới Brussels (Bỉ) tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO tổ chức vào ngày 11-12/7.

Trump chỉ trích Đức

Chuyến công du của Tổng thống Mỹ đến châu Âu bắt đầu bằng cuộc gặp với các thành viên NATO tại Brussels trong bối cảnh khối này đang đối mặt với mối đe dọa chia rẽ nội bộ từ phía Nga.

Ngay sau khi gặp Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, Tổng thống Trump đã bắt đầu làm phật lòng các nước bên kia Đại Tây Dương một lần nữa.

"Đức đang phụ thuộc khá nhiều vào Nga khi 60- 70% năng lượng của nước này được cung cấp bởi Nga. Điều đó là không thích hợp", ông Trump nói và chỉ trích sự thất bại của Berlin trong việc gia tăng chi tiêu quốc phòng.

Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen nói với CNBC rằng bà tin rằng Berlin có thể "đối phó" với những lời chỉ trích lặp đi lặp lại của Trump.

Trump từ lâu đã chỉ trích rằng các thành viên NATO không đáp ứng được mục tiêu chi tiêu quốc phòng của liên minh, mặc dù kỳ vọng về những tiến triển đáng kể trong vấn đề này là không cao. Bởi vì, mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đã bị ảnh hưởng bởi thuế quan thương mại của Trump, việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran...

"Trật tự toàn cầu được dựa trên nền tảng các liên minh và thể chế mà Trump dường như quyết tâm phá hủy", ông Brian Klaas, Giáo sư chính trị toàn cầu tại Trường Kinh tế London nói và cho biết, chúng ta có thể đang ở trong một sự thay đổi toàn cầu về địa chính trị có khả năng gây ra hậu quả lớn hơn bất kỳ sự thay đổi chính sách đối ngoại nào kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh.

Quan điểm của Trump với Nga?

Cuộc họp NATO năm nay diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Nga ở Helsinki, Phần Lan, vào thứ Hai tuần sau.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Nga diễn ra bất chấp châu Âu đang cố gắng cô lập ông Putin khỏi chính trường toàn cầu, trong khi Anh - đồng minh quan trọng của Washington - cũng bày tỏ lo ngại về thái độ thân thiện quá mức của Trump đối với nhà lãnh đạo Nga.

Từ khi trở thành Tổng thống vào năm ngoái, ông Trump đã tìm cách cải thiện quan hệ với Moscow - ngay cả khi Washington thắt chặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này.

"Sự mất đoàn kết trong NATO sẽ làm suy yếu vị thế của Tổng thống Trump và khuyến khích ông Putin cố gắng đào sâu sự khác biệt giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu", ông Steven Pifer, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine dưới thời Tổng thống Bill Clinton, nói.

“Nếu ông Trump mềm mỏng trong các vấn đề khó khăn như Ukraine hoặc can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ, thì ông Putin sẽ coi ông Trump là một gã khờ và lợi dụng điều đó", ông Pifer nhận định.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật