Mỹ-Trung tiếp tục căng thẳng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quan hệ Mỹ-Trung có thể căng thẳng hơn cả một cuộc chiến tranh thương mại.
Mỹ-Trung tiếp tục căng thẳng
Mỹ-Trung Quốc bước vào giai đoạn căng thẳng. Ảnh: ZING

Hôm qua, Văn phòng Thương mại Mỹ (USTR) công bố danh sách dài các mặt hàng Trung Quốc (TQ) dự kiến bị đánh thuế 10%. Tổng sản lượng hàng hóa TQ có thể bị Mỹ đánh thuế lên đến 200 tỉ USD. Động thái này được xem là “bàn tay nối dài” từ việc đánh thuế 25% lên 34 tỉ USD hàng TQ vào tuần trước.

Mỹ không có dấu hiệu nhượng bộ

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tuyên bố “trong suốt hơn một năm qua, chính quyền Tổng thống Trump đã kiên nhẫn kêu gọi TQ ngừng các hoạt động thương mại bất bình đẳng, mở cửa thị trường và tham gia vào quá trình cạnh tranh thực sự”. Nhưng Lighthizer cho rằng TQ không xử lý các vấn đề Mỹ đưa ra, thay vào đó chính quyền Bắc Kinh lại quyết định trả đũa nhằm vào hàng hóa Mỹ.

bình luận của ông Lighthizer ám chỉ việc TQ “ăn miếng trả miếng” với Mỹ khi tuần trước Bắc Kinh cũng tuyên bố đánh thuế 25% lên 34 tỉ USD hàng hóa nhập từ Mỹ, bất chấp ông Trump nhiều lần dọa sẽ tăng danh sách đánh thuế lên mức 500 tỉ USD.

Theo Bloomberg, nếu việc đánh thuế với 200 tỉ USD hàng TQ thành hiện thực vào đầu tháng 9 năm nay như kế hoạch đề ra, cùng với lệnh áp thuế với một số hàng hóa trong gói 50 tỉ USD đã có hiệu lực vào tuần trước đó thì Washington đã tấn công vào một nửa tổng sản lượng hàng hóa nước này mua hằng năm từ TQ.

TQ có tất cả bảy tuần để tiến hành thỏa thuận với Mỹ hoặc sẽ đẩy căng thẳng này đến bờ vực một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện, đọ sức chịu đựng với Mỹ. Bắc Kinh nói rằng họ “bị sốc” khi Mỹ tiếp tục khởi động lệnh đánh thuế mới, leo thang chiến tranh thương mại giữa hai bên. Họ mô tả lời đe dọa của Washington là “hoàn toàn không thể chấp nhận được” và sẽ gây tổn hại cho thế giới.

“Hành động của Mỹ đang làm tổn hại TQ, tổn thương thế giới và làm hại chính nước Mỹ” - người phát ngôn Bộ Thương mại TQ nói. Vị này cho biết thêm TQ sẽ thực hiện “các biện pháp đối phó cần thiết” đối với hành động của Mỹ.

Cách thức Trung Quốc có thể trả đũa Mỹ

Không giống Mỹ, TQ không thể sử dụng thuế để đe dọa hàng hóa Mỹ toàn diện như cách Mỹ áp dụng. Cán cân thương mại TQ với Mỹ đang dương, cụ thể năm 2017 TQ chỉ mua từ Mỹ 130 tỉ USD trong khi ở chiều ngược lại Mỹ mua từ TQ lên đến khoảng 500 tỉ USD. TQ cũng từng đề nghị mua thêm hàng từ Mỹ nhưng Washington từ chối và yêu cầu Bắc Kinh phải tiếp cận cuộc chơi thương mại quốc tế một cách “hệ thống” hơn, tức mở cửa và bình đẳng - điều TQ không chấp nhận.

Như vậy, với kế hoạch đánh thuế mới nhất của ông Trump, TQ buộc phải trả đũa với mức thuế cao hơn so với mức Mỹ đánh vào hàng TQ hoặc phải tiến hành các bước đi mạnh bạo khác như hủy bỏ các đơn mua hàng, gia tăng các rào cản phi thuế quan như hồ sơ thủ tục xuất nhập khẩu gây khó khăn cho doanh nghiệp Mỹ, như kiểm tra mức độ an toàn của hàng nhập khẩu từ Mỹ hoặc tiến hành các cuộc điều tra tài chính. Thậm chí TQ có thể ép đồng nhân dân tệ mất giá, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.

quan hệ hai nước sẽ ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định Chủ tịch Tập Cận Bình đang chịu áp lực chính trị do chính ông tạo nên, buộc phải tiếp tục cứng rắn trước lời đe dọa của Mỹ. Ông Tập đã đánh vào các mặt hàng “nhạ‌y cả‌m” có ảnh hưởng đến phiếu bầu của ông Trump vào cuối năm nay gồm đậu nành và rượu bourbon được sản xuất tại Kentucky.

Nhưng điều đó có thể càng khiến ông Trump nổi giận, thúc đẩy mạnh các kế hoạch đánh thuế và đẩy quan hệ Mỹ-TQ ở các lĩnh vực khác càng thêm tồi tệ.

Giám đốc điều hành Pauline Loong của hãng nghiên cứu Asia-Analytica ở Hong Kong nhận định rằng Mỹ và TQ đã bước qua cột mốc mà cả hai có thể quay đầu.

Những gì xảy ra tiếp theo không giống chiến tranh thương mại hay thậm chí chiến tranh lạnh, mà thay vào đó là một giai đoạn các mối quan hệ hai cường quốc sẽ bị đóng băng. Điều đó đồng nghĩa với việc trên bình diện chính trị-ngoại giao lẫn an ninh tại khu vực, vốn đã đan xen lợi ích của cả hai nước, tình hình sẽ thêm phức tạp.

Chứng khoán bị giảm mạnh

Thị trường chứng khoán châu Á hôm qua chứng kiến sự giảm mạnh vì các nhà đầu tư lo ngại và tránh xa các rủi ro đầu tư khi quan hệ Mỹ-TQ căng thẳng. Ở TQ, chứng khoán chứng kiến tình hình tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2018. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1,5%, Shanghai Composite giảm 1,8%. Trong khi đó chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,2%. Các chỉ số chứng khoán của EU cũng bị ảnh hưởng khi sụt giảm khoảng 1%.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8899
  1. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và thách thức cho ngành thép Việt Nam
  2. Trung Quốc đổi chiến thuật trong đối đầu thương mại với Mỹ
  3. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Những hậu quả đầu tiên
  4. Không ai được lợi từ Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung
  5. Vì sao Trung Quốc định dùng kế hợp tung trong chiến tranh thương mại với Mỹ?
  6. Thiên vị con gái,ông Trump “né” áp thuế cho hàng may mặc Trung Quốc?
  7. Leo thang cuộc chiến thương mại Mỹ –Trung
  8. Mỹ sắp gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với tập đoàn ZTE của Trung Quốc
  9. Mỹ tiếp tục đánh thuế hàng Trung Quốc
  10. ‘Chiến tranh thương mại’ Mỹ - Trung Quốc sẽ tác động nhiều mặt đến Việt Nam
  11. Mỹ và ZTE ký thỏa thuận ký quỹ 400 triệu USD để gỡ bỏ cấm vận
  12. ‘Phát súng’ mới trong ‘cuộc chiến’ thương mại Mỹ - Trung
  13. Mỹ ‘nổ súng’ tiếp về thương mại, Trung Quốc ‘sốc’
  14. Trung Quốc sốc trước đòn thuế của Mỹ
  15. Trung Quốc “bị sốc” vì kế hoạch đánh thuế mới của ông Trump
  16. Trung Quốc chỉ trích kế hoạch áp thuế mới của Mỹ gây tổn hại đến toàn cầu hóa
  17. Mỹ-Trung chiến tranh thương mại, Thế chiến 3 sắp nổ ra?
  18. Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả Mỹ trong cuộc chiến thương mại
  19. Vì sao Mỹ quyết định tăng thuế với thêm 200 tỷ USD hàng Trung Quốc?
  20. Chiến tranh thương mại Mỹ tác động gì tới nông sản Việt?
  21. Donald Trump quyết định đánh thuế tiếp 10% với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc
Video và Bài nổi bật