Ai đứt hơi trước

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chợ chứng khoán Trung Quốc (TQ) tệ nhất ba năm qua. Chuyên gia TQ vừa cảnh báo nguy cơ hoảng loạn có thể ghê hơn dự đoán. Đòn trả đũa chưa kịp khiến Mỹ chùn bước thì đã làm TQ có phần lao đao.
Ai đứt hơi trước
Ảnh minh họa

Nỗi lo sụp đổ tài chính rung chuyển thế giới từ trò gây hấn của tổng thống Donald Trump có vẻ là kịch bản Hollywood. Dự trữ ngoại tệ khổng lồ sẽ giúp TQ bớt chao đảo trong khủng hoảng. Đấy là chưa kể các rào cản tài chính vững chắc giúp tiền khó chảy ồ ạt khỏi TQ.

Dù thế, thua thiệt của TQ có vẻ hiển lộ sớm. Chẳng hạn phá giá tiền, giảm 5% so với tháng 2, giúp các xí nghiệp đương đầu với thuế mới của Mỹ song lại khiến nhà đầu tư có lý do rút tiền khỏi TQ. Chưa kể nó còn tạo cớ cho Trump lấn tới khi ông từng mắng Bắc Kinh cố tình hạ giá nội tệ để yểm trợ hàng TQ tại Mỹ.

Ông Lý Dương – chủ tịch viện Tài chính & Phát triển Quốc gia ở Bắc Kinh – còn nhắc đến triệu chứng của một cơn hoảng loạn tài chính. Mức thuế 34 tỷ USD Mỹ áp lên 800 mặt hàng nhập từ TQ kể từ 6/7 thực ra không nhằm nhò gì so với thâm hụt hơn 375 tỷ USD. Chỉ tí thế thôi, thị trường chứng khoán TQ đã chao đảo. Tuần qua nó giảm 20 điểm phần trăm kể từ mức đỉnh tháng 1, thời điểm ông Trump tuyên chiến với TQ, một hành động bao đời tổng thống Mỹ chưa ai dám làm.

Tiên lượng của ông Lý cùng ba nhà kinh tế khác có thể liên quan đến lịch sử. 40 năm trước, khởi đầu cải cách, GDP của TQ chỉ đạt 147 tỷ USD, chưa bằng GDP của Việt Nam năm 2017 với 220 tỷ USD. Vậy mà 2017, họ đạt GDP trên 12.000 tỷ, chỉ kém 200 triệu USD so với GDP của toàn khu vực Eurozone. Thành tích ấy được cho chủ yếu nhờ tăng nợ nhà nước, từ 140% GDP năm 2007 vọt lên 256% tính đến giữa 2017, tương đương từ 6 nghìn tỷ USD lên 28 nghìn tỷ USD.

Tranh chấp Mỹ-Trung có thể gây trầm trọng nợ do nhà nước TQ phải tăng bảo hộ. Tăng nợ liên quan tăng bất ổn mà một trong những ví dụ là bong bóng bất động sản. Căn hộ 100m2 ở Bắc Kinh hiện đã là năm triệu tệ, tương đương 750.000 USD, song người bình thường ở TQ phải 50 năm mới kiếm đủ.

Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết “Nhà để ở chứ không phải đầu cơ”. Có điều TQ phải đối đầu với nhiều trục trặc chiến lược nữa như thiếu nhân lực trẻ do hậu quả của chính sách một con cũng như quá phụ thuộc vào ngoại thương. Trong cuộc đua đường trường khốc liệt với Mỹ, bởi thế, dễ đoán ai có thể đứt hơi trước.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8819
  1. Kinh tế Trung Quốc đón tin xấu vì căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
  2. Tại sao Trung Quốc cần phải suy nghĩ lại về việc chèn ép các công ty Mỹ?
  3. Mỹ có thể bị trả đũa đến đâu nếu có chiến tranh thương mại toàn diện?
  4. Thương mại Mỹ-Trung: Viễn cảnh ‘luật rừng’
  5. Chuỗi cung ứng công nghệ tổn thương vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
  6. ZTE bổ nhiệm chủ tịch mới để mong được Mỹ ‘nới lỏng tay’
  7. Cuộc chiến không ai thắng
  8. Nga–Trung sát cánh, Mỹ mắc kẹt trong thế trận cờ vây
  9. Vì sao Mỹ quyết xung khắc thương mại với các đối tác?
  10. Chuyên gia Trung Quốc đánh giá ảnh hưởng căng thẳng thương mại với Mỹ
  11. Xung đột với Mỹ, Trung Quốc tiếp tục mở cửa nền kinh tế
  12. Đằng sau căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
  13. Chiến tranh thương mại có thể biến thành suy thoái kinh tế như thế nào?
  14. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lại làm nhụt chí giới đầu tư
  15. Triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung?
  16. Mỹ ‘nhẹ tay’ hơn với các thương vụ mua bán công nghệ
  17. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gây tổn thất cho các đồng minh của Washington
  18. Ngành than Mỹ quan ngại tranh chấp thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến xuất khẩu
  19. Hạ viện Mỹ ủng hộ siết chặt luật đầu tư nước ngoài vì quan ngại Trung Quốc
  20. Trung Quốc đánh giá tác động tiềm ẩn việc Mỹ hạn chế đầu tư
  21. Sau ZTE, đến lượt Huawei bị điều tra tại Mỹ và Úc
Video và Bài nổi bật