Mỹ ‘nhẹ tay’ hơn với các thương vụ mua bán công nghệ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các biện pháp quản lý đầu tư nước ngoài vừa được Nhà Trắng công bố không mạnh mẽ bằng các đề xuất trước đó.
Mỹ ‘nhẹ tay’ hơn với các thương vụ mua bán công nghệ
Ảnh minh họa

Theo đó, Nhà Trắng bỏ quy định các công ty có ít nhất 25% quyền sở hữu của Trung Quốc sẽ bị cấm đầu tư, mua lại các công ty công nghệ cao của Mỹ. Thay vào đó, Ủy ban Quản lý đầu tư nước ngoài (CFIUS) sẽ được gia tăng quyền hạn để đối phó với những nguy cơ mua công nghệ nhạ‌y cả‌m của Mỹ.

"Chúng tôi sẽ có những công cụ cần thiết để bảo vệ hoạt động đầu tư nước ngoài, cho dù đó là Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác", Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói và nhấn mạnh rằng, Mỹ không nhằm vào Trung Quốc, mà sẽ bảo vệ việc chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc như Mỹ sẽ làm với các lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, ông Mnuchin cho biết, CFIUS có quyền hạn lớn hơn, chẳng hạn như theo quy định trước đây, nếu một công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc muốn mua lại một công ty Mỹ, họ có thể bị cấm, trừ khi họ thành lập một liên doanh để thực hiện điều này. Thế nhưng, hiện nay liên doanh này không được phép làm như vậy.

Trong một tuyên bố trước đó, Tổng thống Mỹ nói rằng CFIUS sẽ được nâng cao khả năng bảo vệ Mỹ khỏi những mối đe dọa mới từ đầu tư nước ngoài, đồng thời duy trì môi trường đầu tư cởi mở mang lại lợi ích cho nền kinh tế nước này.

"Tôi cam kết rằng những quy định mới sẽ cung cấp các công cụ bổ sung để chống lại các hoạt động đầu tư đe dọa đến các công nghệ quan trọng, an ninh quốc gia và sự thịnh vượng kinh tế của chúng ta trong tương lai", Trump nói thêm.

Nhiều báo cáo chỉ ra rằng vấn đề quản lý đầu tư nước ngoài tại các công ty Mỹ đã tạo ra sự phân chia sâu sắc trong Nhà Trắng, đặc biệt là giữa ông Mnuchin và Peter Navarro, cố vấn kinh tế hàng đầu của Trump.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8819
  1. Kinh tế Trung Quốc đón tin xấu vì căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
  2. Tại sao Trung Quốc cần phải suy nghĩ lại về việc chèn ép các công ty Mỹ?
  3. Mỹ có thể bị trả đũa đến đâu nếu có chiến tranh thương mại toàn diện?
  4. Thương mại Mỹ-Trung: Viễn cảnh ‘luật rừng’
  5. Chuỗi cung ứng công nghệ tổn thương vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
  6. ZTE bổ nhiệm chủ tịch mới để mong được Mỹ ‘nới lỏng tay’
  7. Ai đứt hơi trước
  8. Cuộc chiến không ai thắng
  9. Nga–Trung sát cánh, Mỹ mắc kẹt trong thế trận cờ vây
  10. Vì sao Mỹ quyết xung khắc thương mại với các đối tác?
  11. Chuyên gia Trung Quốc đánh giá ảnh hưởng căng thẳng thương mại với Mỹ
  12. Xung đột với Mỹ, Trung Quốc tiếp tục mở cửa nền kinh tế
  13. Đằng sau căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
  14. Chiến tranh thương mại có thể biến thành suy thoái kinh tế như thế nào?
  15. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lại làm nhụt chí giới đầu tư
  16. Triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung?
  17. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gây tổn thất cho các đồng minh của Washington
  18. Ngành than Mỹ quan ngại tranh chấp thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến xuất khẩu
  19. Hạ viện Mỹ ủng hộ siết chặt luật đầu tư nước ngoài vì quan ngại Trung Quốc
  20. Trung Quốc đánh giá tác động tiềm ẩn việc Mỹ hạn chế đầu tư
  21. Sau ZTE, đến lượt Huawei bị điều tra tại Mỹ và Úc
Video và Bài nổi bật