Grab, Bộ GTVT và câu chuyện pháp lý thời 4.0

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc cạnh tranh sinh tồn của “taxi công nghệ” trên mặt trận pháp lý tại thị trường Việt Nam vẫn chưa hết căng thẳng. Dường như một trong những sản phẩm của thời đại 4.0 này vẫn chưa hết rắc rối.
Grab, Bộ GTVT và câu chuyện pháp lý thời 4.0
Ảnh minh họa

Grab suýt chút nữa dính vào chuỗi rắc rối tiếp theo khi có thông tin Bộ GTVT “lắc đầu” với đề nghị của Cty TNHH GrabTaxi về việc mở rộng dịch vụ GrabTaxi ra nhiều tỉnh thành như Ninh Thuận, Đồng Tháp, Gia Lai…

Cùng với GrabBike và GrabExpress, GrabTaxi là một trong những sản phẩm của Grab Việt Nam được tích hợp trong ứng dụng Grab, đã được cấp phép bởi Bộ Công thương. Là ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử có phạm vi hoạt động trên toàn quốc theo quy định của Nghị định số 52/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.

Thông tin từ Grab Việt Nam cho hay, theo hướng dẫn mà đơn vị này nhận được từ Bộ GTVT thì dịch vụ GrabTaxi có thể hoạt động tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước sau khi đã ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với những đơn vị kinh doanh vận tải được Sở GTVT cấp phép.

GrabTaxi là mô hình dịch vụ khác với Gabcar - dịch vụ thí điểm xe hợp đồng điện tử được áp dụng thí điểm tại 5 thành phố lớn là TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Nha Trang. Giá cước phải trả cho GrabTaxi là chi phí của hãng taxi hiển thị trên đồng hồ, con số hiển thị trên ứng dụng chỉ mang tính chất tham khảo.

Như vậy thông tin cho rằng Bộ GTVT nói không với việc mở rộng dịch vụ GrabTaxi ra một số tỉnh thành là chưa chính xác. Phía Grab Việt Nam đã xác nhận không nhận được văn bản nào của Bộ có nội dung như một số báo chí phản ánh mấy ngày vừa qua.

Chưa biết thông tin cấm mở rộng dịch vụ GrabTaxi từ đâu mà có, nhưng phía Grab Việt Nam đã bác bỏ thông tin này. Phải chăng đó chỉ là sự nhầm lẫn với ứng dụng hợp đồng điện tử Grabcar hay còn uẩn khúc nào khác?

Grab là một trong những doanh nghiệp mang dáng dấp 4.0 gặp nhiều rắc rối nhất từ khi làm ăn tại Việt Nam. Những rắc rối đó cho thấy gì? Là sự lúng túng trước ngưỡng cửa cuộc cách mạng lần thứ 4 hay thủ tục hành chính - trở lực lớn nhất nhiều năm qua? “Taxi công nghệ” là điển hình của kinh tế 4.0 vào kinh doanh tại Việt Nam, ưu thế mang lại là sự tiện lợi, giá thành rẻ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Đó là mô hình kinh doanh tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách giảm chi phí đầu vào. Nó trở thành thứ vũ khí lợi hại đánh sập “taxi truyền thống”.

Thay vì bắt tay hợp tác “chuyển giao công nghệ” thì chúng ta “chào đón” kinh tế 4.0 bằng những vụ kiện. Tuy nhiên, thị trường vận tải nội vẫn tuân theo quy luật bất thành văn là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp luôn được định đoạt bởi ý chí của người tiêu dùng. Khách hàng chọn Grab vì nhiều ưu điểm tức là “taxi truyền thống” đã đến lúc phải thay đổi.

Đến bây giờ vẫn xuất hiện thông tin cấm hay không cấm mở rộng GrabTaxi cho thấy “sức khỏe” của nhiều văn bản Pháp Luật có vấn đề. “Taxi công nghệ” có thể coi là “lớp tập huấn” về khung pháp lý với các loại hình kinh doanh trên nền tảng thực tế ảo.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật