Trung Quốc kíc‌h thí‌ch cho vay trước nguy cơ chiến tranh thương mại

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng thương mại Trung Quốc giảm thêm 0,5%, giúp giải phóng 108 tỷ USD cho nền kinh tế.
Trung Quốc kíc‌h thí‌ch cho vay trước nguy cơ chiến tranh thương mại
Bên ngoài trụ sở Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Đây là lần thứ 3 trong năm Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR). Hiện RRR với các nhà băng lớn là 16%, còn nhà băng nhỏ là 14%. Chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 5/7, giải phóng 500 tỷ NDT cho 5 ngân hàng quốc doanh lớn và 200 tỷ NDT cho các ngân hàng vừa và nhỏ.

Trước đó, nhà đầu tư kỳ vọng PBOC có động thái này, do lo ngại thanh khoản thị trường và kinh tế đi xuống trước căng thẳng thương mại với Mỹ. Dù vậy, thanh khoản tăng thêm 700 tỷ NDT (gần 108 tỷ USD) vẫn là con số khá lớn so với kỳ vọng.

Các dự báo về giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã dấy lên sau khi Chính phủ Trung Quốc giữa tuần trước cho biết sẽ triển khai các chính sách tiền tệ nhằm tăng dòng chảy tín dụng cho các công ty nhỏ và giữ tăng trưởng kinh tế trong mức hợp lý. Các nhà kinh tế cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc tiếp tục giảm RRR trong năm nay. Do chi phí đi vay của nước này đang tăng cao vì chính sách giảm đòn bẩy trong hệ thống tài chính, cũng như các bất ổn trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung.

Lãi suất cho vay trung bình với các công ty phi tài chính tại nước này đã tăng 0,22% trong quý I, lên 5,96% một năm, số liệu của PBOC cho biết. Dù vậy, PBOC khẳng định họ sẽ vẫn giữ chính sách tiền tệ thận trọng và trung tính.

Thông báo hôm qua cũng được đưa ra trong bối cảnh chứng khoán Trung Quốc có tuần tệ nhất kể từ đầu tháng 2. Nguy cơ chiến tranh thương mại toàn diện với Mỹ đã khiến giá cổ phiếu nước này lao dốc. Hôm thứ Sáu, giá NDT cũng xuống đáy hơn 5 tháng so với USD.

RRR mới sẽ có hiệu lực chỉ một ngày trước khi hàng hóa Mỹ và Trung Quốc bị đánh thuế nhập khẩu khi vào thị trường của nhau. Sức khỏe của nền kinh tế lớn nhì thế giới đang ngày càng bị lo ngại, do căng thẳng với Mỹ, số liệu tăng trưởng yếu hơn dự kiến hồi tháng 5 và giới chức tài chính thắt chặt rà soát hoạt động của các công ty.

Trung Quốc vẫn đang cố duy trì sự cân bằng giữa nhu cầu kiểm soát chặt và cải tổ, đồng thời đảm bảo ổn định hệ thống tài chính, trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn đi đúng hướng. Các nhà kinh tế học dự báo tăng trưởng nước này chậm lại, còn 6,5% năm nay, từ 6,9% năm 2017. Nguyên nhân là lãi suất cho vay tăng, giới hạn chặt về ô nhiễm công nghiệp và kìm hãm nợ chi tiêu công của chính quyền địa phương để kiểm soát nợ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8768
  1. Mỹ lên kế hoạch hạn chế đầu tư Trung Quốc vào các hãng công nghệ nhà
  2. Những cách Trung Quốc có thể đáp trả Mỹ trong căng thẳng thương mại
  3. Ông Trump tin tưởng sẽ giải quyết được tranh chấp với Trung Quốc
  4. Mỹ đẩy các đồng minh về phía Trung Quốc
  5. Đầu tư vào đâu trong thời gian chiến tranh thương mại?
  6. Lệnh cấm vận của Mỹ ảnh hưởng đến bồn cầu vệ sinh của ZTE
  7. ZTE không thể...sửa nhà vệ sinh vì lệnh cấm của Mỹ
  8. Ba ý đồ của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
  9. Chưa biết đối phó với Donald Trump ra sao, Trung Quốc vẫn muốn cải tạo thế giới
  10. Boeing lo lắng khi Mỹ - Trung đấu đá thương mại
  11. Mỹ dọa phủ quyết các phán quyết của WTO
  12. Chủ tịch Foxconn: Mỹ- Trung đang chiến tranh công nghệ
  13. Truyền thông Trung Quốc chỉ trích Mỹ ‘tự hại mình’
  14. Truyền thông Trung Quốc nói Mỹ ‘ảo tưởng’ về bảo hộ thương mại
  15. Không chỉ có thuế, Trung Quốc vẫn còn vô vàn cách trả đũa Mỹ
  16. Các nhà sản xuất ô tô Đức trở thành ‘nạn nhân’ của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
  17. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Trung Quốc giữa “tâm bão” thương mại
  18. Foxconn coi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc là cuộc chiến công nghệ
  19. Nội bộ chính quyền Mỹ bất đồng sâu sắc về chính sách với Trung Quốc
  20. Hàn gắn nhanh với Trung Quốc “thổi bùng” chia rẽ nội tại Mỹ
  21. Vũ khí đáp trả của Trung Quốc trong cuộc chiến Mỹ khơi mào
Video và Bài nổi bật