Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Trung Quốc giữa “tâm bão” thương mại

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quan hệ Mỹ - Trung đã “chạm đáy“ bởi vì chính sách đối ngoại không nhất quán của Washington đã làm xói mòn nghiêm trọng lòng tin của Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Trung Quốc giữa “tâm bão” thương mại
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. (Ảnh: Reuters)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis dự kiến có chuyến thăm chính thức Trung Quốc tuần tới. Nhưng triển vọng của chuyến thăm này bị phủ bóng đen vì những tranh cãi an ninh và thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

Vấn đề lòng tin

“Chính phủ Mỹ không chỉ ‘nói một đằng, làm một nẻo’ mà nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền của ông Trump còn đưa ra những ý tưởng về chủ nghĩa bá quyền và quân phiệt với niềm tin rằng họ có quyền sử dụng vũ lực” – ông Ba Danjun, Giám đốc viện nghiên cứu Đông Bắc Á của trường Đại học Cát Lâm, Trung Quốc, nhận định trên trang Spunik (Nga).

Ông nêu rõ: “Họ tuân theo nguyên tắc rằng, nước Mỹ cần phải đảm bảo an ninh của chính mình trong khi các nước khác thì có thể không an toàn. Trong bối cảnh này, rất khó để Trung Quốc và Mỹ có thể tìm được tiếng nói chung, dù là vấn đề hạt nhân Triều Tiên hay Biển Đông”.

Ông Ba Danjin cho rằng Mỹ và Trung Quốc có lợi ích chung trên Bán đảo Triều Tiên, đặc biệt liên quan đến vấn đề phi hạt nhân hóa khu vực. Tuy nhiên, có những bất đồng giữa Washington và Bắc Kinh liên quan đến tiến trình và điều khoản phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Học giả Trung Quốc chỉ ra rằng, Trung Quốc hy vọng Bình Nhưỡng sẽ phá hủy khả năng hạt nhân của nước này trong thời gian ngắn nhất có thể và sẽ cho phép các thanh sát viên tiến hành tất cả các cuộc điều tra cần thiết để đảm bảo tiến trình này là không thể đảo ngược.

Theo ông Ba Danjin, nước Mỹ vốn nổi tiếng chỉ củng cố lợi ích cho bản thân trong các cuộc đàm phán và đôi khi còn chối bỏ chính những thỏa thuận đã từng tham gia. Ông nhấn mạnh rằng điều này tạo ra sự bất ổn đáng kể trong việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên cũng như đối với tương lại quan hệ Mỹ-Trung.

Học giả Trung Quốc này cho rằng vấn đề Triều Tiên sẽ là trọng tâm trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến Bắc Kinh tuần tới. Nhưng ông Ba Danjin tỏ ra khá bi quan về kết quả.

“Nếu một người vẫn còn giữ tư duy thời chiến tranh Lạnh trong các vấn đề quốc tế thì sẽ không thể giúp Bán đảo này hay khu vực Đông Bắc Á và toàn bộ cộng đồng quốc tế đi đúng hướng” – ông Ba Danjin nêu rõ.

Hoàn cảnh đầy thách thức

Phó Giám đốc viện nghiên cứu châu Á và châu Phi (IAAS) của Nga Andrey Karneev cũng quan điểm với ông Ba Danjin.

“Chuyến thăm của ông Mattis diễn ra trong hoàn cảnh đầy thách thức”, ông Karneev nhận định. Theo ông, “liên hệ giữa Bộ Quốc phòng 2 nước đã nguội lạnh gần như đến độ đóng băng”, ám chỉ đến việc Lầu Năm Góc loại Trung Quốc ra khỏi cuộc tập trận ở Thái Bình Dương (RIMPAC) vào tháng 5/2018, một sự kiện thường niên vẫn có sự tham gia của Nhật Bản, Ấn Độ và các nước châu Á khác.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8768
  1. Trung Quốc kích thích cho vay trước nguy cơ chiến tranh thương mại
  2. Mỹ lên kế hoạch hạn chế đầu tư Trung Quốc vào các hãng công nghệ nhà
  3. Những cách Trung Quốc có thể đáp trả Mỹ trong căng thẳng thương mại
  4. Ông Trump tin tưởng sẽ giải quyết được tranh chấp với Trung Quốc
  5. Mỹ đẩy các đồng minh về phía Trung Quốc
  6. Đầu tư vào đâu trong thời gian chiến tranh thương mại?
  7. Lệnh cấm vận của Mỹ ảnh hưởng đến bồn cầu vệ sinh của ZTE
  8. ZTE không thể...sửa nhà vệ sinh vì lệnh cấm của Mỹ
  9. Ba ý đồ của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
  10. Chưa biết đối phó với Donald Trump ra sao, Trung Quốc vẫn muốn cải tạo thế giới
  11. Boeing lo lắng khi Mỹ - Trung đấu đá thương mại
  12. Mỹ dọa phủ quyết các phán quyết của WTO
  13. Chủ tịch Foxconn: Mỹ- Trung đang chiến tranh công nghệ
  14. Truyền thông Trung Quốc chỉ trích Mỹ ‘tự hại mình’
  15. Truyền thông Trung Quốc nói Mỹ ‘ảo tưởng’ về bảo hộ thương mại
  16. Không chỉ có thuế, Trung Quốc vẫn còn vô vàn cách trả đũa Mỹ
  17. Các nhà sản xuất ô tô Đức trở thành ‘nạn nhân’ của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
  18. Foxconn coi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc là cuộc chiến công nghệ
  19. Nội bộ chính quyền Mỹ bất đồng sâu sắc về chính sách với Trung Quốc
  20. Hàn gắn nhanh với Trung Quốc “thổi bùng” chia rẽ nội tại Mỹ
  21. Vũ khí đáp trả của Trung Quốc trong cuộc chiến Mỹ khơi mào
Video và Bài nổi bật