Hàn gắn nhanh với Trung Quốc “thổi bùng” chia rẽ nội tại Mỹ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trước thềm một cuộc chiến tranh thương mại, khả năng đàm phán nhanh với Trung Quốc tiếp tục làm châm ngòi xung đột trong chính quyền Mỹ.
Hàn gắn nhanh với Trung Quốc “thổi bùng” chia rẽ nội tại Mỹ
Trung Quốc và Mỹ đang đứng trước thềm một cuộc chiến tranh thương mại?

Bloomberg dẫn lời một nguồn tin thân cận cho hay, một số quan chức Nhà Trắng đang cố gắng để nối lại các cuộc đàm phán với Bắc Kinh nhằm tránh một cuộc chiến tranh thương mại, trước khi các mức thuế của Mỹ áp dụng lên hàng hoá Trung Quốc chính thức có hiệu lực vào ngày 6/7. Điều này đã tạo ra một cuộc xung đột với những người còn lại đi theo lập trường cứng rắn trong chính quyền Washington.

Theo nguồn tin giấu tên trên, trong những ngày gần đây, nhân viên của Hội đồng Kinh tế Quốc gia đã liên lạc với các cựu quan chức chính phủ Mỹ và các chuyên gia Trung Quốc, để nói về cơ hội tổ chức các cuộc gặp mặt cấp cao trong vòng 2 tuần tới. Một trong những ý tưởng là mời Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn tham gia đàm phán trước kỳ hạn cuối cùng áp dụng các mức thuế quan.

Những tín hiệu này cho thấy sự sẵn sàng của một số quan chức Mỹ, nhằm tìm kiếm một thoả thuận “ngừng chiến” trước khi 34 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc thực sự bị áp thuế - hơn là để một cuộc chiến tranh thương mại thực sự bùng nổ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, cơ hội diễn ra các cuộc đàm phán trong tương lai gần vẫn khá mờ nhạt, chừng nào các đối thủ bên trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn nghiên theo lựa chọn trừng phạt Bắc Kinh. Trong đó, người đứng đầu Nhà Trắng, ông Trump có vẻ như không hề muốn “lùi bước”.

Hiện Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về tin tức trên.

Trước đó, chính quyền Mỹ từng tuyên bố kể từ ngày 6/7, sau thời gian xem xét công khái, mức thuế quan bổ sung lên 16 tỷ USD sản phẩm Trung Quốc sẽ được áp dụng. Những lời đe doạ thuế quan đã có ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần qua, với chỉ số Dow Jones sụt giảm trong 8 ngày liên tiếp.

Giằng co qua lại

Sau khi Trung Quốc nhanh chóng đáp trả bằng việc đe doạ áp thuế lên tổng giá trị hàng hoá Mỹ tương đương và cùng thời gian, hôm thứ Hai (18/6), Tổng thống Trump đã yêu cầu văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ xác định thêm 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc, có thể là đối tượng của mức thuế bổ sung 10%. Chính quyền Mỹ hiện vẫn chưa đưa ra thời gian cụ thể để mức thuế trên có hiệu lực.

“Nếu nó thực sự dẫn tới một cuộc chiến tranh thương mại lớn, chúng ta có nhiều đạn hơn bất kỳ một quốc gia nào”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với kênh Bloomberg hôm thứ Năm (21/6).

Ngay bên trong nội bộ chính quyền ông Trump, cũng có những nhận định khác biệt về thế nào là một chiến thắng trước Trung Quốc. Những người theo phe cứng rắn như Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro đang thúc đẩy cho những sự thay đổi mang tính cơ cấu trong các chính sách của Mỹ với Trung Quốc. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow lại hướng tới một thoả thuận có thể làm giảm thâm hụt thương mại song phương.

Sự chia rẽ trong nội tại chính phủ Mỹ xung quanh cách đối phó với Trung Quốc khiến khả năng Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn đến Washington sau một thời gian dàn xếp ngắn ngủi – trở nên khá xa vời. Tuy nhiên, một nguồn tin gần gũi với vấn đề này tiết lộ, các quan chức chính quyền khác đang nghĩ tới các cuộc đàm phán song phương trong tương lai xa hơn.

Theo ông Derek Scissors, một nhà phân tích về Trung Quốc tại viện Doanh nghiệp Mỹ tại Washington, một khả năng có vẻ thực tế hơn đó là, chuyến đi tới Mỹ của ông Vương Kỳ Sơn sẽ diễn ra trước vòng thực thi lớn hơn của việc áp thuế. Mỹ vẫn cần phải đưa ra một danh sách các mặt hàng trong số 200 tỷ USD sản phẩm Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ bị áp thuế; và sau đó sẽ là 60 ngày xem xét trước khi nó chính thức có hiệu lực.

“Một tuần trước, chúng ta đã không thể đạt được một thoả thuận, vì vậy, việc có được thoả thuận trong vài tuần tới gần như là không khả thi,” ông Scissors nói. “Hạn chốt thực sự gần như chắc chắn là ngày 6/9 hơn là 6/7”.

Cả Trung Quốc và Mỹ đều đã cố gắng và rồi lại thất bại – trong việc giải quyết những khác biệt tại các vòng đàm phán trước đó.

Hôm Thứ Tư (20/6), phát biểu trước một Uỷ ban của Thượng viện Mỹ, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết, các cuộc đàm phán trước đó với các quan chức Trung Quốc chỉ ra, “chính quyền đang nỗ lực”, tuy nhiên, những gì hai bên đạt được “không đủ để ngài Tổng thống thay đổi quyết định áp thuế” đối với hàng hoá Trung Quốc.

“Đã có những tín hiệu cho thấy chúng ta có thể đạt được một số giải pháp quan trọng”, ông Ross nói với các Thượng nghị sỹ tại buổi điều trần tập trung vào các cuộc điều tra theo Mục 232 về những hàng hoá xuất khẩu có thể gây đe doạ tới an ninh quốc gia. “Tôi không nghĩ là Trung Quốc muốn có một cuộc chiến tranh thương mại hơn là chúng ta”.

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể trở nên tồi tệ hơn ngay trước khi các mức thuế chính thức có hiệu lực. Bộ Tài chính Mỹ dự kiến sẽ công bố các biện pháp để hạn chế đầu tư Trung Quốc vào Mỹ vào ngày 30/6. Đây là một phần trong cuộc điều tra của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ về những cáo buộc Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ và ép buộc chuyển gia công nghệ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8768
  1. Trung Quốc kích thích cho vay trước nguy cơ chiến tranh thương mại
  2. Mỹ lên kế hoạch hạn chế đầu tư Trung Quốc vào các hãng công nghệ nhà
  3. Những cách Trung Quốc có thể đáp trả Mỹ trong căng thẳng thương mại
  4. Ông Trump tin tưởng sẽ giải quyết được tranh chấp với Trung Quốc
  5. Mỹ đẩy các đồng minh về phía Trung Quốc
  6. Đầu tư vào đâu trong thời gian chiến tranh thương mại?
  7. Lệnh cấm vận của Mỹ ảnh hưởng đến bồn cầu vệ sinh của ZTE
  8. ZTE không thể...sửa nhà vệ sinh vì lệnh cấm của Mỹ
  9. Ba ý đồ của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
  10. Chưa biết đối phó với Donald Trump ra sao, Trung Quốc vẫn muốn cải tạo thế giới
  11. Boeing lo lắng khi Mỹ - Trung đấu đá thương mại
  12. Mỹ dọa phủ quyết các phán quyết của WTO
  13. Chủ tịch Foxconn: Mỹ- Trung đang chiến tranh công nghệ
  14. Truyền thông Trung Quốc chỉ trích Mỹ ‘tự hại mình’
  15. Truyền thông Trung Quốc nói Mỹ ‘ảo tưởng’ về bảo hộ thương mại
  16. Không chỉ có thuế, Trung Quốc vẫn còn vô vàn cách trả đũa Mỹ
  17. Các nhà sản xuất ô tô Đức trở thành ‘nạn nhân’ của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
  18. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Trung Quốc giữa “tâm bão” thương mại
  19. Foxconn coi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc là cuộc chiến công nghệ
  20. Nội bộ chính quyền Mỹ bất đồng sâu sắc về chính sách với Trung Quốc
  21. Vũ khí đáp trả của Trung Quốc trong cuộc chiến Mỹ khơi mào
Video và Bài nổi bật