Vũ khí đáp trả của Trung Quốc trong cuộc chiến Mỹ khơi mào

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trung Quốc đã đánh giá thấp quyết tâm của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc thiết lập thêm các hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, trừ khi quốc gia này thay đổi những chính sách thương mại gây bất lợi cho Mỹ, cố vấn thương mại của Nhà trắng cho biết trong tuần trước, khi ông Trump tuyên bố sẽ đánh thuế thêm với số hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc, nối tiếp đợt đánh thuế 50 tỷ USD hàng hóa trước đó.
Vũ khí đáp trả của Trung Quốc trong cuộc chiến Mỹ khơi mào
Ảnh minh họa

Chưa hết, Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ có thêm số lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD khác của Trung Quốc bị đánh thuế khoảng 10% khi nhập khẩu vào Mỹ, nâng tổng giá trị các hàng hóa chịu thuế lên 450 tỷ USD trong thời gian tới.

Ông Peter Navaro, cố vấn thương mại Nhà Trắng, người phụ trách về mối quan hệ thương mại và quân sự với Trung Quốc nhận định, Bắc Kinh sẽ chịu thiệt hại lớn hơn trong cuộc “chiến tranh thương mại” này. Bởi Trung Quốc nhập khẩu 129,89 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ trong năm ngoái, trong khi Mỹ đã mua 505,47 tỷ USD hàng hóa từ quốc gia này, theo số liệu của Mỹ.

Quan điểm của ông Peter Navaro, cũng như của ông Trump không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia kinh tế hàng đầu. Trong đó, Giám đốc Goldman Sachs Lloyd Blankfein cho rằng đây có thể là “kế hoạch t‌ּự sá‌ּt”. Bởi thực tế, ngoài các con số xuất nhập khẩu kể trên, Trung Quốc nắm trong tay nhiều phương pháp để đáp trả tương thích với những gì Mỹ đã khơi mào.

Bóp nghẹt kinh doanh

Trong tháng 5/2018, không ít doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực của Mỹ lên tiếng về việc Trung Quốc kiểm tra kỹ lưỡng hơn các hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia này, so với cách kiểm tra ngẫu nhiên trước đây. Các hàng hóa đa dạng từ thịt lợn, hoa quả cho tới thiết bị điện tử, xe cộ.

Cùng với đó, Trung Quốc có thể thiết lập thêm các quy định mới đối với hàng hóa và doanh nghiệp Mỹ để hạn chế sự có mặt của sản phẩm, thương hiệu tại nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Thực tế, trong nhiều năm, các doanh nghiệp Mỹ như Facebook, Alphabet (công ty mẹ của Google) đã bị cấm xuất hiện tại thị trường này. Trong bối cảnh hiện tại, việc xin được giấy phép hoạt động tại Đại lục sẽ càng khó khăn hơn.

“Chúng tôi đã nghe nhiều phản ánh từ các doanh nghiệp rằng, chính phủ Trung Quốc đang tiến hành gặp gỡ, thảo luận với các công ty nội địa, doanh nghiệp nhà nước về vấn đề “tránh xa” các hàng hóa dịch vụ từ Mỹ, chuyển nguồn cung cấp sang Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản hoặc hàng hóa nội địa”, Jacob Parker, Phó chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc cho biết.

Với các diễn biến này, không ít công ty Mỹ tỏ ra lo lắng, bởi họ có thể bỏ lỡ mất cơ hội vào tay các đối thủ nước ngoài khi Trung Quốc đang tiến hành mở rộng hơn nữa cánh cửa đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài.

Kiểm soát tiền tệ

Sức mạnh của Trung Quốc còn nằm ở việc đang kiểm soát đồng nhân dân tệ tốt. Đại lục có thể hạ giá đồng tiền của mình so với USD, khiến hàng hóa của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn, trong khi hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu trở nên rẻ hơn. Thực tế, đồng nhân dân tệ đã giảm so với đồng USD kể từ giữa tháng 4 cho tới nay, đối lập với chiều hướng tăng từ tháng 1/2017.

Tất nhiên, các nhà chính sách Trung Quốc không để đồng tiền giảm giá quá mạnh, bởi nó có thể gây ra hiện tượng dòng tiền thoái chạy ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện vẫn đang là chủ nợ lớn của nước Mỹ, khi tính tới tháng 3/2018, quốc gia này sở hữu 1,188 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, mức cao nhất kể từ tháng 10/2017.

Tẩy chay

Mối lo ngại lớn nhất của các doanh nghiệp Mỹ là việc hàng hóa của họ sẽ bị người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay. Thực tế, ví dụ mới nhất mà người Mỹ có thể nhìn thấy là việc người dân Trung Quốc tẩy chay hàng hóa của Hàn Quốc, sau khi quốc gia này triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, dù Trung Quốc phản đối.

Trong số các doanh nghiệp chịu tổn thất lớn nhất, Lotte Group của Hàn Quốc đứng hàng đầu. Năm ngoái, các trung tâm thương mại tổng hợp lớn của Lotte, cùng hầu hết tất cả các cửa hàng Lotte Mart tại Trung Quốc phải đóng cửa vì lý do “có vấn đề an toàn cháy nổ”.

Bên cạnh đó, lượng khách du lịch Trung Quốc tới Mỹ cũng sẽ có biến động mạnh. Hàng năm, có khoảng 3 triệu du khách Đại lục tới Hoa Kỳ, tiêu dùng hàng tỷ USD. Trong khi đó, dịch vụ du lịch chiếm khoảng 2/3 giá trị xuất khẩu dịch vụ của Mỹ với Trung Quốc năm 2015, theo số liệu của Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ. dịch vụ du lịch cũng là lĩnh vực có đóng góp lớn nhất trong xuất khẩu dịch vụ của Mỹ với Trung Quốc.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8768
  1. Trung Quốc kích thích cho vay trước nguy cơ chiến tranh thương mại
  2. Mỹ lên kế hoạch hạn chế đầu tư Trung Quốc vào các hãng công nghệ nhà
  3. Những cách Trung Quốc có thể đáp trả Mỹ trong căng thẳng thương mại
  4. Ông Trump tin tưởng sẽ giải quyết được tranh chấp với Trung Quốc
  5. Mỹ đẩy các đồng minh về phía Trung Quốc
  6. Đầu tư vào đâu trong thời gian chiến tranh thương mại?
  7. Lệnh cấm vận của Mỹ ảnh hưởng đến bồn cầu vệ sinh của ZTE
  8. ZTE không thể...sửa nhà vệ sinh vì lệnh cấm của Mỹ
  9. Ba ý đồ của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
  10. Chưa biết đối phó với Donald Trump ra sao, Trung Quốc vẫn muốn cải tạo thế giới
  11. Boeing lo lắng khi Mỹ - Trung đấu đá thương mại
  12. Mỹ dọa phủ quyết các phán quyết của WTO
  13. Chủ tịch Foxconn: Mỹ- Trung đang chiến tranh công nghệ
  14. Truyền thông Trung Quốc chỉ trích Mỹ ‘tự hại mình’
  15. Truyền thông Trung Quốc nói Mỹ ‘ảo tưởng’ về bảo hộ thương mại
  16. Không chỉ có thuế, Trung Quốc vẫn còn vô vàn cách trả đũa Mỹ
  17. Các nhà sản xuất ô tô Đức trở thành ‘nạn nhân’ của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
  18. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Trung Quốc giữa “tâm bão” thương mại
  19. Foxconn coi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc là cuộc chiến công nghệ
  20. Nội bộ chính quyền Mỹ bất đồng sâu sắc về chính sách với Trung Quốc
  21. Hàn gắn nhanh với Trung Quốc “thổi bùng” chia rẽ nội tại Mỹ
Video và Bài nổi bật