Học giả quốc tế chất vấn tướng Trung Quốc về tên lửa ở Biển Đông

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Học giả quốc tế tham dự Đối thoại Shangri-La 2018 đặt câu hỏi chất vấn đại diện phía Trung Quốc về các động thái quân sự hóa của nước này trên Biển Đông.
Học giả quốc tế chất vấn tướng Trung Quốc về tên lửa ở Biển Đông
Ảnh minh họa

Theo AFP, tại Đối thoại Shangri-La 2018, tướng Hà Lôi, Phó chủ tịch Học viện Khoa học quân sự của , đã ngang ngược phản pháo những "bình luận thiếu trách nhiệm" cho rằng nước này quân sự hóa Biển Đông.

Trước đó vài tiếng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis có bài phát biểu phản đối sự thiếu nhất quán của Trung Quốc khi tiếp tục triển khai quân sự tại các hòn đảo tranh chấp với các nước trong khu vực. "Không một quốc gia nào nên thống trị trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ sẽ không yêu cầu bất cứ nước nào phải lựa chọn theo phe Mỹ hoặc Trung Quốc", ông Mattis nói.

Phát biểu của ông Hà được đưa ra tại phiên thảo luận "Các hàm ý chiến lược về phát triển năng lực quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương", diễn ra vào chiều 2/6. Chủ tọa Tim Huxley, giám đốc điều hành trung tâm châu Á của viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), đề nghị trưởng đoàn Trung Quốc lý giải động cơ nước này triển khai hàng loạt tên lửa chống hạm ra các thực thể trên Biển Đông.

Ông Hà ngang ngược cho rằng Biển Đông là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và được thừa nhận bởi luật pháp quốc tế. Điều này đi ngược lại thực tế kết quả vụ kiện của Philippines về yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc. Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại Hague tháng 7/2016 đã bác bỏ hoàn toàn cái gọi là "chủ quyền lịch sử" mà Trung Quốc áp đặt trong phạm vi "đường 9 đoạn" lên Biển Đông.

Trưởng đoàn Trung Quốc còn nói nước này đã tuân thủ luật pháp quốc tế thông qua đàm phán hòa bình với tất cả các bên và khẳng định quyền tự do đi lại trên Biển Đông không bị cản trở, nhà báo Willam Choong của Straits Times thuật lại trên Twitter. Ông Hà cũng tố ngược lại Mỹ, cho rằng hành động “một số nước” cho tàu chiến tiến vào vùng 12 hải lý quanh các thực thể mà Trung Quốc đang chiếm đóng mới là “quân sự hóa”.

Đại diện phía Trung Quốc thậm chí tuyên bố khí tài triển khai đến Biển Đông là tượng trưng cho chủ quyền của nước này, phục vụ mục đích phòng thủ, chống xâ‌m lượ‌c và không nhắm đến các nước khác, theo AFP.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: Reuters

Các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua vẫn tiếp diễn bất chấp lo ngại an ninh của khu vực và quốc tế. Những diễn biến này trái ngược hoàn toàn với lời hứa “không tác động đến bất kỳ nước nào và không theo đuổi quân sự hóa” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra tháng 9/2015 tại Nhà Trắng, trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Trung Quốc liên tục tăng cường hoạt động quân sự trên vùng trời và vùng biển khu vực, tiến hành nhiều cuộc tập trận bằng đạn thật với sự tham gia của không quân và hải quân. Lầu Năm Góc ngày 23/5 đã rút lời mời Trung Quốc tham dự tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2018 (RIMPAC) vì các động thái quân sự hóa của nước này trên Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã liên tiếp lên án các động thái của Trung Quốc những tháng qua vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với các quần đảo, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Các động thái quân sự hóa này làm gia tăng căng thẳng, gây bất ổn trong khu vực và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8205
  1. Trung Quốc triển khai phi pháp máy bay quân sự và 15 tàu chiến tại Trường Sa
  2. Trung Quốc ‘châm lửa’ trên biển Đông
  3. Tên lửa Trung Quốc đặt ở Biển Đông đe dọa các nước trong khu vực
  4. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tên lửa khỏi Trường Sa
  5. Tên lửa mà Trung Quốc đặt phi pháp ở Trường Sa có tầm phóng tới Nha Trang
  6. Biển Đông: Trung Quốc kéo tên lửa xuống Trường Sa, Mỹ tuyên bố “sẽ có hậu quả“
  7. Mưu đồ quân sự hóa biển Đông
  8. Tên lửa Trung Quốc bị nghi đưa ra Trường Sa có thể thách thức hải quân Mỹ
  9. Có thể thổi bùng căng thẳng khu vực
  10. Trung Quốc lén lút đặt tên lửa ở Trường Sa, Philippines vẫn tin vào ‘tình hữu nghị’
  11. Mỹ, Úc, Philippines phản đối quân sự hóa biển Đông
  12. Báo Mỹ: Trung Quốc triển khai tên lửa ở Trường Sa nhằm mục đích tấn công
  13. Quan chức quốc phòng Mỹ quan ngại thông tin Trung Quốc đưa tên lửa ra Trường Sa
  14. Philippines tin mình không phải mục tiêu của tên lửa Trung Quốc ở Trường Sa
  15. Tầm hoạt động của hai mẫu tên lửa Trung Quốc bị nghi đưa ra Trường Sa
  16. Điều tên lửa ra Trường Sa, Trung Quốc sắp hoàn tất quân sự hóa ở Biển Đông
  17. Mỹ cảnh báo hậu quả vụ Trung Quốc lắp đặt tên lửa ở Trường Sa
  18. ‘Tên lửa Trung Quốc đặt trái phép ở Trường Sa là mối đe dọa tấn công rõ ràng’
  19. Mỹ phản ứng sau khi có tin Trung Quốc đặt tên lửa phi pháp tại Trường Sa
  20. Trung Quốc dàn tên lửa ở Biển Đông, Mỹ phẫn nộ cảnh báo về hậu quả
  21. Hai loại tên lửa Trung Quốc bị nghi đưa ra Trường Sa
Video và Bài nổi bật