Philippines tin mình không phải mục tiêu của tên lửa Trung Quốc ở Trường Sa

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Manila tuyên bố lo ngại với việc Bắc Kinh triển khai tên lửa hành trình tới Trường Sa, nhưng cho rằng chúng không nhằm vào Philippines.
Philippines tin mình không phải mục tiêu của tên lửa Trung Quốc ở Trường Sa
Tổ hợp HQ-9B, cùng loại với tên lửa Trung Quốc bị nghi đưa tới Trường Sa. Ảnh: Sina.

"Chúng tôi quan ngại trước thông tin cho rằng Bắc Kinh đã triển khai tên lửa tới đảo nhân tạo trên Biển Đông. Nhưng quan hệ thân thiết đang phát triển với Trung Quốc khiến chúng tôi tin rằng những hệ thống tên lửa đó không nhằm vào Philippines", Rappler hôm nay dẫn lời ông Harry Roque, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Dù vậy, Manila cho biết vẫn sẽ đề cập tới vấn đề này thông qua "các biện pháp ngoại giao".

Tuyên bố trên được Philippines đưa ra sau khi hãng CNBC ngày 2/5 dẫn các nguồn tin tình báo Mỹ cho biết Trung Quốc trong 30 ngày qua đã triển khai các tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa phòng không trên các đảo nhân tạo xây dựng trái phép tại đá Chữ Thập, Vành Khăn và Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tên lửa hành trình chống hạm do Bắc Kinh triển khai được cho là YJ-12B, có thể tấn công tàu chiến mặt nước từ phạm vi 545 km. Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa được lắp đặt trên các đảo nhân tạo là HQ-9B với tầm bắn gần 300 km, có thể tấn công các máy bay không người lái, máy bay quân sự và tên lửa hành trình đối phương.

Nếu thông tin được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai tên lửa tới các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Là những vũ khí chuyên tạo vùng chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD), YJ-12B và HQ-9B được coi là công cụ để Trung Quốc đối phó với nhóm tác chiến tàu sân bay và không đoàn trên hạm của Mỹ ở Biển Đông.

Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động xây dựng, cải tạo hay quân sự hóa tại các cấu trúc thuộc hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là phi pháp. Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Trung Quốc dừng các hành động trái phép, làm phức tạp thêm tình hình, đặc biệt là việc quân sự hóa, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Tầm hoạt động của hai mẫu tên lửa Trung Quốc bị nghi đưa ra Trường Sa. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8205
  1. Đưa vận tải cơ ra Trường Sa, Trung Quốc có thể chuẩn bị quân sự hóa quy mô lớn
  2. Trung Quốc triển khai phi pháp máy bay quân sự và 15 tàu chiến tại Trường Sa
  3. Trung Quốc ‘châm lửa’ trên biển Đông
  4. Tên lửa Trung Quốc đặt ở Biển Đông đe dọa các nước trong khu vực
  5. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tên lửa khỏi Trường Sa
  6. Tên lửa mà Trung Quốc đặt phi pháp ở Trường Sa có tầm phóng tới Nha Trang
  7. Biển Đông: Trung Quốc kéo tên lửa xuống Trường Sa, Mỹ tuyên bố “sẽ có hậu quả“
  8. Mưu đồ quân sự hóa biển Đông
  9. Tên lửa Trung Quốc bị nghi đưa ra Trường Sa có thể thách thức hải quân Mỹ
  10. Có thể thổi bùng căng thẳng khu vực
  11. Trung Quốc lén lút đặt tên lửa ở Trường Sa, Philippines vẫn tin vào ‘tình hữu nghị’
  12. Mỹ, Úc, Philippines phản đối quân sự hóa biển Đông
  13. Báo Mỹ: Trung Quốc triển khai tên lửa ở Trường Sa nhằm mục đích tấn công
  14. Quan chức quốc phòng Mỹ quan ngại thông tin Trung Quốc đưa tên lửa ra Trường Sa
  15. Tầm hoạt động của hai mẫu tên lửa Trung Quốc bị nghi đưa ra Trường Sa
  16. Điều tên lửa ra Trường Sa, Trung Quốc sắp hoàn tất quân sự hóa ở Biển Đông
  17. Mỹ cảnh báo hậu quả vụ Trung Quốc lắp đặt tên lửa ở Trường Sa
  18. ‘Tên lửa Trung Quốc đặt trái phép ở Trường Sa là mối đe dọa tấn công rõ ràng’
  19. Mỹ phản ứng sau khi có tin Trung Quốc đặt tên lửa phi pháp tại Trường Sa
  20. Trung Quốc dàn tên lửa ở Biển Đông, Mỹ phẫn nộ cảnh báo về hậu quả
  21. Hai loại tên lửa Trung Quốc bị nghi đưa ra Trường Sa
Video và Bài nổi bật