Trung Quốc lén lút đặt tên lửa ở Trường Sa, Philippines vẫn tin vào ‘tình hữu nghị’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phát ngôn viên của phủ Tổng thống Philippines Harry Roque khẳng định: “Với mối quan hệ gần gũi và tiến triển gần đây giữa chúng tôi với Trung Quốc, chúng tôi tin tưởng rằng hệ thống tên lửa đó không nhắm vào chúng tôi”.
Trung Quốc lén lút đặt tên lửa ở Trường Sa, Philippines vẫn tin vào ‘tình hữu nghị’
Hệ thống tên lửa chống hạm YJ-12B - Ảnh: Internet

Như báo đã đưa tin, ngày 3.5, hãng CNBC dẫn các nguồn tin tình báo Mỹ cho biết Trung Quốc vừa âm thầm triển khai hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không trên 3 cở sở ở Trường Sa là đá Vành Khăn, đá Subi và đá Chữ Thập, tất cả đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp.

Trong vòng một tháng qua, Trung Quốc lén lút triển khai hệ thống tên lửa chống hạm YJ-12B cho phép tấn công các tàu nổi trong phạm vi 295 hải lý (gần 550 km) và hệ thống tên lửa phòng không là HQ-9B, được tính toán có khả năng nhắm mục tiêu là máy bay, kể cả máy bay không người lái và tên lửa hành trình trong phạm vi 160 hải lý (gần 300 km).

Việc lắp đặt tên lửa của Trung Quốc dường như là bước đi có tính toán sau thời điểm có thông tin họ lắp đặt các thiết bị quân sự gây nhiễu radar trên Trường Sa. Wall Street Journal có một bức ảnh do công ty vệ tinh thương mại DigitalGlobe chụp hồi tháng 3. Bức ảnh cho thấy một thiết bị có ăng ten, được cho là hệ thống làm nhiễu, được lắp đặt trên đá Vành Khăn.

Việc làm này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc phòng của Philippines vì tầm bắn của tên lửa từ Trường Sa phủ diện tích khá rộng lên lãnh hải và cả lãnh thổ của Philippines. Hôm thứ 6, ngày 4.5, Manila đã có thông điệp chính thức về sự kiện này.

Phát ngôn viên của phủ Tổng thống Philippines Harry Roque khẳng định: “Với mối quan hệ gần gũi và tiến triển gần đây giữa chúng tôi với Trung Quốc, chúng tôi tin tưởng rằng hệ thống tên lửa đó không nhắm vào chúng tôi”. Đồng thời, đại diện từ Manila nói sẽ tiếp tục tìm các biện pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề này.

Trước 2016, Philippines là quốc gia có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và thậm chí đã kiện Trung Quốc lên trọng tài quốc tế để bác bỏ yêu sách phi lý của Bắc Kinh dựa trên đường 9 đoạn. Nhưng sau khi ông Durterte đắc cử Tổng thống Philippines thì Manila lại đảo ngược các chính sách ngoại giao trước đó.

Về sự kiện lén lút đặt tên lửa bị CNBC phát hiện, Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã lên tiếng. Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết với thái độ ngang ngược: "Việc triển khai sẽ không nhắm đến ai. Bất kỳ ai không có ý định gây hấn sẽ không có lý do gì để lo lắng về điều này. Chúng tôi hy vọng rằng bên liên quan có thể xem vấn đề này một cách khách quan và bình tĩnh". Đồng thời còn bà Hoa còn ngọt ngào cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với tất cả các nước để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông".

Về phía Mỹ, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết: “Chúng tôi biết về hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Chúng tôi đã trực tiếp bày tỏ quan ngại với họ về việc này, và sẽ có những hậu quả ngắn lẫn dài hạn”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 24.4 khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mạnh mẽ lên án các hành động của Trung Quốc.

PV dẫn lời bà Hằng cho hay Trung Quốc gần đây tiến hành một số hoạt động như: cho tàu You Lian Tuo 9 tiến hành thi công dưới nước, tổ chức cuộc đua thuyền buồm cúp Ty Nam lần thứ 6 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cũng như cho cài đặt các thiết bị tác chiến điện tử mới gây nhiễu sóng trên đá Chữ Thập và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Những hành động này "đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo này; trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); gây phức tạp tình hình và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông", người phát ngôn nói.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8205
  1. Đưa vận tải cơ ra Trường Sa, Trung Quốc có thể chuẩn bị quân sự hóa quy mô lớn
  2. Trung Quốc triển khai phi pháp máy bay quân sự và 15 tàu chiến tại Trường Sa
  3. Trung Quốc ‘châm lửa’ trên biển Đông
  4. Tên lửa Trung Quốc đặt ở Biển Đông đe dọa các nước trong khu vực
  5. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tên lửa khỏi Trường Sa
  6. Tên lửa mà Trung Quốc đặt phi pháp ở Trường Sa có tầm phóng tới Nha Trang
  7. Biển Đông: Trung Quốc kéo tên lửa xuống Trường Sa, Mỹ tuyên bố “sẽ có hậu quả“
  8. Mưu đồ quân sự hóa biển Đông
  9. Tên lửa Trung Quốc bị nghi đưa ra Trường Sa có thể thách thức hải quân Mỹ
  10. Có thể thổi bùng căng thẳng khu vực
  11. Mỹ, Úc, Philippines phản đối quân sự hóa biển Đông
  12. Báo Mỹ: Trung Quốc triển khai tên lửa ở Trường Sa nhằm mục đích tấn công
  13. Quan chức quốc phòng Mỹ quan ngại thông tin Trung Quốc đưa tên lửa ra Trường Sa
  14. Philippines tin mình không phải mục tiêu của tên lửa Trung Quốc ở Trường Sa
  15. Tầm hoạt động của hai mẫu tên lửa Trung Quốc bị nghi đưa ra Trường Sa
  16. Điều tên lửa ra Trường Sa, Trung Quốc sắp hoàn tất quân sự hóa ở Biển Đông
  17. Mỹ cảnh báo hậu quả vụ Trung Quốc lắp đặt tên lửa ở Trường Sa
  18. ‘Tên lửa Trung Quốc đặt trái phép ở Trường Sa là mối đe dọa tấn công rõ ràng’
  19. Mỹ phản ứng sau khi có tin Trung Quốc đặt tên lửa phi pháp tại Trường Sa
  20. Trung Quốc dàn tên lửa ở Biển Đông, Mỹ phẫn nộ cảnh báo về hậu quả
  21. Hai loại tên lửa Trung Quốc bị nghi đưa ra Trường Sa
Video và Bài nổi bật