Em Bình được nhận mặt người thân

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng nay (9/11), tại trụ sở Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội), em Nguyễn Thị Bình đã được nhận lại người em trai cùng mẹ khác cha chưa từng biết mặt của mình.
Em Bình được nhận mặt người thân
Ảnh minh họa

Ông Phan Văn Đồng, bác của em Thông

Sáng 9/11, đại diện công an, phụ nữ và gia đình em Bình từ Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc đã đến trụ sở Công an quận Thanh Xuân để làm việc và nhận lại người thân.

Ông Lê Minh Hải, đại diện Công an huyện Vĩnh Tường cho biết: Sau khi điều tra đã xác minh Bình tên thật là Nguyễn Thị Thông, sinh ngày 12/8/1983 tại thôn Vĩnh Lại, xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, được ông ngoại là Nguyễn Văn Đức làm thủ tục khai sinh.

Công an huyện Vĩnh Tường cũng xác định mẹ của Thông là bà Nguyễn Thị Quảng, hiện không rõ tung tích, nhưng có nhiều nguồn tin cho rằng bà Quảng đang lưu lạc bên Trung Quốc.

Cùng đi với đoàn đến từ Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc còn có một người bác của Thông, ông Phan Văn Đồng (lấy chị ruột mẹ Thông) và người em trai cùng mẹ khác cha của Thông là Lê Văn Kiến, sinh năm 1985. 

Em Bình (tức Nguyễn Thị Thông)Lê Văn Kiến, người em cùng mẹ khác cha của em Thông

Mặc dù gặp lại người thân nhưng Thông hầu như không bày tỏ cảm xúc. Em cho biết: "Em quá bất ngờ khi gặp lại người thân". Còn ông Phan Văn Đồng đã không ngăn nổi những dòng nước mắt xúc động khi nói về Thông.

Cuộc đời thăng trầm của hai mẹ con

Theo lời những người thân của Thông kể lại thì cuộc đời của hai mẹ con chị Nguyễn Thị Quảng đầy thăng trầm và nước mắt. Chị Nguyễn Thị Quảng có quan hệ với một người đàn ông đã có vợ và sinh ra Thông. Tuy nhiên, người đàn ông này vì sợ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của mình nên đã không dám nhận em.

Không có chuyện em Thông bị lạ‌m dụn‌g

Có dư luận cho rằng em Thông đã bị ông chủ quán phở lạ‌m dụn‌g nên khiến bà vợ ghen tuông, đánh đập thường xuyên. Tuy nhiên, sáng nay, em Thông khẳng định: Không hề có chuyện đó.

Một đồng chí Công an quận Thanh Xuân cho biết: Chúng tôi cũng đã hỏi em Bình (tức Thông) xem em có bị lạ‌m dụn‌g không và thậm chí đã hứa với em sẽ giữ kín thông tin này để em yên tâm khai báo, nhưng em Bình vẫn khẳng định mình không bị lạ‌m dụn‌g.

Cho đến thời điểm hiện tại, cả hai vợ chồng ông chủ quán phở đều đã khai nhận toàn bộ hành vi đánh đập tàn nhẫn đối với em Bình.

Sau đó ít năm, chị Quảng lại làm vợ lẽ của một người đàn ông đã có vợ. Vợ chồng người đàn ông này lấy nhau đã lâu mà không có con. Năm 1985, chị Quảng sinh được một bé trai đặt tên là Lê Văn Kiến. Sau khi sinh được con trai, chị Quảng bị đối xử rất tệ bạc và luôn có mâu thuẫn với người vợ cả. Kết cục là khi bé Kiến mới được 9 tháng tuổi, chị Quảng đã phải bỏ nhà đi, bỏ lại đứa con trai còn chưa biết mặt mẹ.

Năm 1993, qua sự dẫn dắt của người cháu gọi chủ quán phở Chu Minh Đức là cậu, mẹ con chị Quảng đến làm giúp việc tại nhà vợ chồng Chu Minh Đức.

Sau đó một năm, không chịu được sự đối xử của vợ chồng chủ quán phở, chị Quảng đã bỏ đi, để lại Thông lúc đó mới 10 tuổi. Theo người bác của Thông thì sau đó chị Quảng đã lưu lạc sang Trung Quốc.

3 năm sau ngày bỏ quán phở 3 năm, chị Quảng quay về đón Thông nhưng bị vợ chồng Chu Minh Đức mắng chửi và nhất định không cho đón con.

Thân cô, thế cô, chị Quảng đành bỏ lại đứa con và ngậm ngùi nhận 5.000 đồng từ tay bà chủ quán phở, tiếp tục cuộc đời lưu lạc... Và cho đến thời điểm hiện tại, không ai biết chính xác chị Quảng đang ở đâu; ngay con trai thứ của chị cũng không hề nhớ mặt mẹ kể từ khi sinh ra.

"Có phải em đang mơ"?

Em Bình (tức Nguyễn Thị Thông) tỏ ra hết sức vui mừng và mãn nguyện khi đang được sống trong sự đùm bọc và tình yêu thương của rất nhiều người. Em nói: "Em cứ ngỡ như mình đang mơ. Bây giờ em đã được chăn êm đệm ấm, được ăn cơm ngon. Giấc mơ của em đã được trọn vẹn. Trước đây, em chưa bao giờ được ăn một bữa cơm ngon, khi ngủ em toàn nằm mơ mình bị đánh đập. Hôm nào em cũng phải làm việc quần quật từ 4 giờ sáng đến tận đêm khuya. Em có thể bị ăn đòn vì bất cứ lý do gì, cũng không được tiếp xúc với bất kỳ ai. Mỗi lần bị đánh, cô em toàn bắt em phải nằm ngửa ra để cô đi ủng đạp vào bụng dưới... Giờ ở với các cô chú công an, được mọi người quan tâm chăm sóc, thật là sung sướng".

Đại diện chính quyền phường Nhân Chính tặng quà em Thông

"Em rất muốn được đi học để vượt qua những khó khăn vừa qua" - Thông ao ước. 

Cô gái bất hạnh nhưng may mắn này cho biết: Tính sơ sơ em đã nhận được khoảng 90 triệu từ những người có lòng hảo tâm. Đa phần họ đều gửi sổ tiết kiệm chứ không chuyển tiền mặt.

Một vài doanh nghiệp còn đặt vấn đề bảo trợ suốt đời cho Thông. Ngoài ra còn có một vài người ở Hà Nội, Sài Gòn đã đặt vấn đề nhận xin Thông về làm con nuôi, trong số đó có cả một Việt kiều.

Ngay trong sáng nay, ông Đoàn Ngọc Quyết, ở số 10, tổ 4, Láng Hạ (Hà Nội) cũng đã đến Công an quận Thanh Xuân để đặt vấn đề xin em Thông về làm con nuôi.

Điều đáng cảm động là có cả một em nhỏ mới học lớp một, qua báo chí biết chuyện chị Thông, đã bắt mẹ đưa đến Công an quận Thanh Xuân để tặng chị Thông con lợn đất tiết kiệm của em. Con lợn toàn tiền xu kêu leng keng khiến mọi người thấy cay cay sống mũi.

Cảm động hơn nữa là có một cụ ông 77 tuổi, liệt nửa người cũng bảo con trai đưa đến tận Công an quận Thanh Xuân để làm từ thiện.

Bà Trương Thị Mai tặng quà và động viên em Thông vượt qua khó khăn

Được sự chăm sóc tận tình của Công an quận Thanh Xuân, có vẻ như Thông chưa muốn đi đâu, "chỉ muốn được ở với công an vì ở đây em được đi giày".

Khi được hỏi em có dự định gì cho tương lai, Thông nói: "Em rất cám ơn mọi người nhưng em vẫn chưa tính đến chuyện tương lai vì em còn chưa hết hoang mang sau những gì đã xảy ra. Em xin mọi người cho em một thời gian để định thần lại trước khi quyết định."

Gia đình Thông cũng sẵn sàng đón em về nhà, tùy vào mong muốn của Thông. Đại diện các ban, ngành huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cũng hứa sẽ hết sức tạo điều kiện và giúp đỡ Thông nếu em trở về địa phương.

Cũng trong sáng nay, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã đến thăm, tặng quà và động viên Thông vượt qua những khó khăn, sau này được đi học thì gắng học tốt, để có việc làm, ổn định cuộc sống...

Đại diện chính quyền địa phương phường Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) trong sáng nay cũng đã xuống tặng quà Thông...

Sẽ xử điểm vụ tr‌a tấ‌n em Bình

Trao đổi với báo chí chiều 9/11, thượng tá Nguyễn Quốc Chính- phó trưởng công an quận Thanh Xuân cho biết: ba ngành- Công an, Tòa án và viện kiểm soát, đã thống nhất sẽ khẩn trương điều tra và đưa ra xử điểm vụ hành hạ em Bình.

Ông Chính cũng cho biết, đến ngày hôm nay, hai vợ chồng Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương đã thừa nhận đầy đủ các hành vi tr‌a tấ‌n, nhục hình đối với em Nguyễn Thị Bình.

Theo đó, Chu Văn Đức thừa nhận có dùng kìm để kẹp vào mạng sườn em Bình, dùng tay chân đánh đập; dùng gậy chọc vào ngón chân em Bình. Trịnh Hạnh Phương cùng thừa nhận có dùng muôi múc nước chần phở hắt vào người em Bình; dùng muôi đánh vào đầu, vào tay em.

Đặc biệt, Phương cũng thừa nhận dùng chân đi sục đá vào vùng kín của em Bình; bắt em cởi quần áo và quỳ bên ngoài trời trong thời tiết lạnh trong nhiều giờ.

Ông Chính cũng cho biết cơ quan cảnh sát điều tra đã đưa Bình đi giám định thương tật tại cơ quan pháp y trung ương.

Theo ông Chính, quá trình điều tra đã xác định được em Nguyễn Thị Bình sinh năm 1983 chứ không phải 1986 như báo chí đã đưa tin và quê của em ở xã Chấn Hưng- huyện Vĩnh Tường- tỉnh Vĩnh Phúc.

Ông Chính cũng cho biết cơ quan công an đã ra lệnh khởi tố bắt tạm giam hai tháng đối với vợ chồng Đức và Phương.

Liên quan đến trách nhiệm của cảnh sát khu vực trong việc vụ việc này, theo ông Chính, giám đốc công an thành phố Hà Nội đã giao cho thanh tra công an thành phố điều tra làm rõ và xác định các cảnh sát khu vực sai đến đâu thì sẽ xử lý đến đấy.

Ông cũng khẳng định cơ quan cảnh sát điều tra không nhận được tin báo, phản ánh nào của người dân về việc ngược đãi em Bình. Chỉ đến tối ngày 5/11, khi bà Hà Thị Bình- người đã cứu cháu Bình, ra trình báo thì cơ quan công an mới biết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật