Luật sư nhận bảo vệ miễn phí cho cô gái bị tr‌a tấ‌n

Administrator Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trao đổi với Phóng viên, nhiều luật sư bức xúc trước thông tin cô gái Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ dùng nhục hình tr‌a tấ‌n dã man suốt 13 năm. Họ sẵn sàng tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cô mà không cần thù lao trong suốt quá trình điều tra, xét xử vụ án.
Luật sư nhận bảo vệ miễn phí cho cô gái bị tr‌a tấ‌n
Chân dung vợ chồng dùng nhục hình tr‌a tấ‌n em Bình. Ảnh: T.D.
Bình kể, khi 7-8 tuổi, cô theo mẹ đến Hà Nội làm thuê cho quán phở của Chu Minh Đức và Trịnh Hạnh Phương, Thanh Xuân, Hà Nội. Từ đó, Bình chưa một lần được về quê.
Suốt hơn chục năm làm việc quần quật từ 4h sáng đến 21h tối, Bình không được trả lương. Mỗi bữa cô chỉ được chia cho 2 miếng thịt, thậm chí ăn đồ thừa. Có hôm trời mưa rét, bà Phương đánh cô bằng roi điện, bắt cởi quần áo quỳ dưới sân từ chiều đến đêm.

Câu chuyện của cô gái 13 năm làm "nô lệ"

Chiều nay, ông Phạm Hồng Hải (Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, các luật sư tại văn phòng luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự vừa thống nhất sẽ tham gia bào chữa miễn phí cho Bình, nếu được mời.

Bà Nguyễn Hồng Hà (Trưởng văn phòng Luật sư Hồng Hà, Hà Nội) cũng ngỏ ý sẵn sàng đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích cho Bình miễn phí.

"Nếu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng ông bà chủ hành hạ suốt 13 năm, đây là việc làm rất đáng lên án. Hành vi của họ đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác (điều 110 Bộ luật hình sự)", tiến sĩ luật Phạm Hồng Hải phân tích.

Ông viện dẫn, pháp luật quy định, hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác, gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức tinh thần với người bị lệ thuộc bằng việc đánh đập, giam hãm không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn uống... Trong trường hợp này, Bình đã bị gia chủ tr‌a tấ‌n thời gian dài, nhưng cô không dám nói, không dám bỏ trốn.

Nếu kết quả giám định cho thấy Bình bị thương tật hơn 11% thì hành vi của Đức, Phương phạm vào tội cố ý gây thương tích. Mức hình phạt cao nhất của tội danh này lên tới 20 năm tù hoặc án chung thân. Hình phạt này cao hơn nhiều so với tội hành hạ người khác.

Ông Phạm Hồng Hải đánh giá, người chủ đã dùng hung khí nguy hiểm là kìm, dây điện, dây thừng để hành đánh đập, hành hạ Bình từ khi còn là đứa trẻ tới lúc trưởng thành. Do vậy, ngay cả khi thương tật của Bình chưa đến 11%, họ vẫn bị xử lý theo tội cố ý gây thương tích.

Một ngày sau khi việc tr‌a tấ‌n Bình được đưa ra công luận, ngày 7/11, Công an Thanh Xuân đã khởi tố, bắt vợ chồng chủ quán phở để điều tra về hành vi hành hạ người khác.

Tại cơ quan điều tra, bà Phương thừa nhận có sử dụng muôi bán phở hắt nước sôi vào người Bình, dùng tay đánh vào mặt, bắt lột quần áo quỳ gối để đánh. Còn ông Đức cho biết, có dùng tay đánh vào mặt và "phía dưới" của Bình.

Khám nhà của vợ chồng Đức, Phương, cơ quan điều tra thu một số vật chứng mà Bình khai được dùng để hành hạ, tr‌a tấ‌n em như: kìm kẹp thịt, roi dây điện, gậy phơi quần áo...

Trao đổi với Phóng viên, Trưởng công an quận Thanh Xuân Lê Mạnh Tuấn, cho biết, vụ việc kéo dài nhưng đến nay quận mới vào cuộc là do em Bình không trình báo với công an cũng như ít tiếp xúc với những người xung quanh. Hiện, cơ quan chức năng đã đưa cô gái đi giám định thương tật.

Điều 110: Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;

b) Đối với nhiều người.

Điều 104: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Hoàng Khuê

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật