Đại Hội đồng LHQ họp khẩn, bỏ phiếu về Jerusalem

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phiên họp khẩn Đại Hội đồng LHQ chỉ được triệu tập xem xét vấn đề mà HĐBA đã không xử lý được. Trước giờ chỉ mới 10 cuộc họp như thế này diễn ra.
Đại Hội đồng LHQ họp khẩn, bỏ phiếu về Jerusalem
Người dân Palestine ném đá về phía binh sĩ Israel trong cuộc đụng độ biểu tình gần TP Ramallah ở Bờ Tây ngày 19-12, phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đ

193 nước thành viên Đại Hội đồng LHQ sẽ có buổi họp khẩn hiếm hoi vào ngày 21-12 (giờ Mỹ) theo yêu cầu của các nước Ả Rập và Hồi giáo về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Theo nghị quyết 1950 của LHQ, một phiên họp khẩn của Đại Hội đồng LHQ sẽ chỉ được triệu tập xem xét vấn đề mà HĐBA đã không xử lý được, với quan điểm đưa ra các khuyến cáo phù hợp với các thành viên về các biện pháp chung. Trước nay chỉ mới 10 cuộc họp thế này diễn ra. Lần cuối cùng là vào năm 2009 về việc xâm chiếm Đông Jerusalem và lãnh thổ Palestine.

Đặc phái viên LHQ Riyad Mansour cho biết lần này Đại Hội đồng LHQ sẽ bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết kêu gọi rút lại tuyên bố của Tổng thống Trump.

Dự thảo nghị quyết này do Ai Cập soạn thảo, không đề cập trực tiếp đến Mỹ hay ông Trump nhưng bày tỏ sự “lấy làm tiếc sâu sắc về các quyết định gần đây liên quan đến tình trạng của Jerusalem”, kêu gọi tất cả các nước kiềm chế thiết lập cơ sở ngoại giao ở Jerusalem.

Dự thảo nghị quyết vốn đã được 14 nước trong Hội đồng Bảo an LHQ bỏ phiếu thuận – trừ Mỹ, trong cuộc bỏ phiếu ngày 18-12. Theo đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley, Mỹ bỏ phiếu chống là nhằm bảo vệ chủ quyền của Mỹ và vai trò của Mỹ trong tiến trình hòa bình Trung Đông. Bà Haley chỉ trích nghị quyết là một sự sỉ nhục với Mỹ và một nỗi xấu hổ với các thành viên HĐBA.

Ông Mansour hy vọng sẽ có được “sự ủng hộ áp đảo” ở Đại Hội đồng LHQ về dự thảo nghị quyết. Mỹ không có quyền phủ quyết ở Đại Hội đồng LHQ. Kết quả cuộc bỏ phiếu này không có giá trị ràng buộc, nhưng có sức mạnh về chính trị.

Israel xem Jerusalem là lãnh thổ không thể chia cắt và là thủ đô tương lai của mình, muốn các nước chuyển đại sứ quán về đây. Trong khi đó Palestine xem phần đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước tương lai của mình. Đông Jerusalem là vùng đất bị Israel chiếm và sáp nhập sau cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, hành động không được quốc tế công nhận.

Phần lớn các nước vẫn giữ quan điểm số phận Jerusalem nên để cho Israel và Palestine tự quyết định trong quá trình đàm phán hòa bình. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói với quyết định thiên vị này Mỹ đã bị mất vai trò là nhà trung gian hòa giải hòa bình Israel-Palestine.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 7794
  1. Iran công nhận Jerusalem: Mỹ thành công mưu gây rối
  2. Guatemala chuyển sứ quán tại Israel đến Jerusalem
  3. Israel nói một số nước cân nhắc dời sứ quán đến Jerusalem
  4. Sau ‘cú sốc Jerusalem’ của Mỹ tại Liên Hợp Quốc, điều gì sẽ xảy ra?
  5. Cắt viện trợ, con dao hai lưỡi của Mỹ
  6. Tổng thống Trump một lần nữa bị cô lập trong vấn đề Jerusalem
  7. Jerusalem vẫn căng như dây đàn, Mỹ “mất mặt” tại Liên Hợp Quốc
  8. Mặc đe dọa của Mỹ, 128 quốc gia ủng hộ nghị quyết về Jerusalem
  9. Các nước phản ứng trước nghị quyết về Jerusalem của Đại hội đồng LHQ
  10. Tổng thống Trump ra đòn cân não về Jerusalem
  11. Mặc cho Mỹ đe dọa, LHQ tiến hành bỏ phiếu về Jerusalem
  12. Gần 130 nước phản đối quyết định của Trump về Jerusalem
  13. Hơn 120 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết LHQ về Jerusalem
  14. Vấn đề Jerusalem phủ bóng nỗ lực của Mỹ về hòa bình Trung Đông
  15. Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu về nghị quyết Jerusalem
  16. Jordan, Iran tái khẳng định phản đối quyết định về Jerusalem
  17. Saudi Arabia ủng hộ Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine
  18. Mỹ dọa cắt viện trợ các nước phản đối Jerusalem là thủ đô của Israel
  19. Vụ Jerusalem: Mỹ gửi Liên Hiệp Quốc thông điệp cứng rắn
  20. Mỹ dọa ‘ghim tên’ những nước phản đối Mỹ vụ Jerusalem
  21. Palestine đề nghị Đại hội đồng LHQ họp khẩn về Jerusalem
Video và Bài nổi bật