Tiền bẩn có thể gây bệnh?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đều đặn mỗi buổi sáng hàng tuần, chị Hoa (Quận Gò Vấp TP. HCM) đều cho con gái 5 tuổi 10.000 đồng (khi thì tiền giấy, khi thì tiền xu) ăn sáng. Chị Hoa thắc mắc: Với những tờ tiền đã từng qua tay nhiều người, qua nhiều môi trường khác nhau, nếu lỡ con chị có ngửi hay liếm thì có gây bệnh không?
Tiền bẩn có thể gây bệnh?
Tuy nhiễm bẩn nhưng tiền giấy không có nhiều khả năng gây bệnh. Ảnh: Phan Tú

Tiền giấy: nhiễm khuẩn nhưng không nguy hiểm!

Theo BS Lê Văn Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP. HCM, với bản chất là phương tiện trao đổi mua bán, qua tay nhiều người, với nhiều môi trường khác nhau nên tiền là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn. Trong đó, vi khuẩn E. Coli nhiều nhất.

E. coli là một nhóm vi khuẩn sống cộng sinh trong đường tiêu hóa của con người và động vật. Có nhiều loại E. coli, phần lớn chúng vô hại.

Bs Nhân cho hay, với bất cứ một mầm bệnh nào, để gây bệnh cho con người đều phụ thuộc vào ba yếu tố: loại vi khuẩn (độc lực của vi khuẩn), số lượng vi khuẩn và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Bởi vậy, tiền tuy bẩn nhưng không dễ gây bệnh cho con người, kể cả trẻ nhỏ.

“Hành động ngửi hay liếm tiền rõ ràng là đưa vi khuẩn vào miệng nhưng ít có khả năng gây bệnh cho con người”, BS Nhân nói.

Chú ý khi trẻ chơi tiền xu

Cũng như tiền giấy, khả năng nhiễm khuẩn từ tiền xu không phải là vấn đề đáng ngại.

"Tuy vậy, cần chú ý khi trẻ chơi  tiền xu, đề phòng trường hợp trẻ ngậm dẫn đến hóc có thể gây ngạt thở, t‌ử von‌g”, theo BS Nhân.

BS Nhân lưu ý, nếu khi hóc ở mũi thì khả năng gây ngạt thở thấp. Nếu hóc ở thanh môn, khí quản, phế quản chắc chắn sẽ gây ngạt thở và đẩy dị vật ra ngoài đường thở.

Đặc biệt, khi trẻ tím tái nghĩa là đồng tiền đi vào đường thở (gồm thanh môn, khí quản, phế quản), tùy lứa tuổi, cần lập tức sơ cứu ngay bằng cách vỗ mạnh vào lưng để kích thích trẻ ho.

Nếu vẫn thấy không hiệu quả, cần chuyển sang sơ cứu bằng biện pháp Hemlich.

Cụ thể, với trẻ lớn, nên đứng sau lưng trẻ, để hai tay ngay phía dưới xương ức và kéo mạnh đột ngột từ trước ra sau và từ dưới lên trên. Với trẻ nhỏ, cũng với những động tác đó nhưng người sơ cứu chỉ cần ấn một bàn tay hoặc chỉ một hay hai ngón tay (tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ) vào bụng (ngày hõm phía dưới xương ức) từ trước ra sau và từ dưới lên trên.

“Tuy vậy, với bất cứ độ tuổi nào cũng nên tuân thủ nguyên tắc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn”, BS Nhân nhắc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật