Người dân mong có “liều thuốc đặc trị“ cho Đầm Hồng!

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có mặt tại hiện trường trong buổi chính quyền ra tay cứu đầm Hồng, ông Võ Văn Vinh, Tổ trưởng tổ 19 – phường Khương Đình chia sẻ: “Người dân chúng tôi thấy tin tưởng và phấn khởi khi thấy chính quyền ra tay cứu hồ, trả lại môi trường sống cho cộng đồng”. Tuy nhiên, theo ông Vinh, đáng lẽ việc UBND quận Thanh Xuân và UBND phường Khương Đình (Hà Nội) cứu hồ phải có ý thức và thực hiện từ lâu thì diện tích đầm Hồng không bị mất nhiều như bây giờ.
Người dân mong có “liều thuốc đặc trị“ cho Đầm Hồng!
Người dân cho rằng, đáng lẽ việc cứu hồ này phải được chính quyền thực hiện từ lâu rồi

Ông Vinh cho biết: “Trước đây, khu vực tổ 19 này chỉ có vài chục hộ dân ở thôi. Nhưng đợt kiểm kê đất đai năm 2009 vừa rồi tại tổ có đến hơn 200 hộ có đất, trong đó 144 hộ có nộp thuế đất. Khu vực đầm Hồng một thời gian dài như là đất vô chủ, ai làm nhà cũng được, ai lấn chiếm cũng được, ai đến ở cũng được… Rồi ngày đêm người ta chở đất, gạch đổ xuống đầm Hồng khiến cho khu hồ này bị mất đến gần ½ diện tích như bây giờ”.

Theo ông Vinh, người dân rất hoan nghênh việc làm lần này của chính quyền địa phương trong việc cứu hồ, tuy nhiên việc "chạy chữa cho căn bệnh" lấn chiếm đầm Hồng hiện mới chỉ là “sơ trị”, phải có "liều thuốc trị tận gốc căn bệnh" lấn chiếm đầm để trả lại chiều rộng và màu xanh vốn có của hồ nước này.

Khi nghe PV nói về điều này, ông Đặng Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết, quận cũng đã chuẩn bị phương án mời gọi doanh nghiệp có tâm vào để "cứu hồ" đầm Hồng sau chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc xã hội hóa nạo vét hồ ngày 20/1 vừa qua.

UBND quận Thanh Xuân đã chuẩn bị phương án mời gọi doanh nghiệp có tâm vào để "cứu hồ" đầm Hồng

“UBND quận Thanh Xuân sẽ đề nghị các doanh nghiệp vào làm quy hoạch chi tiết 1/500 các phần đất còn lại của đầm Hồng chưa có quy hoạch rõ ràng. Sau đó, sẽ giao cho họ quản lý phần đất này, như thế sẽ chấm dứt được tình trạng lấn chiếm trái phép mặt hồ như hiện nay”, ông Thái nói.

Ông Thái còn cho hay, hiện khu vực đầm Hồng mới có quy hoạch chi tiết phần phía Nam, phía Tây và phía Bắc (ôm bởi các con đường 2,5 và đường Vương Thừa Vũ kéo dài). Còn lại phần phía Đông của hồ là khu vực đất chưa rõ ràng, cũng chưa có quy hoạch do bản án 757 do Tòa án nhân thành phố Hà Nội tuyên năm 1995.

Chính khu vực này là “điểm nóng” về việc lấn chiếm, san lấp hồ trái phép mà hiện chính quyền đang phải ra tay để xử lý hậu quả của việc này. Mặt khác, gói thầu kè đầm Hồng (gói thầu kè hồ Khương Trung I) nằm trong Dự án thoát nước giai đoạn II do Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội làm chủ đầu tư hiện chỉ tính đến việc kè theo hiện trạng.

UBND quận Thanh Xuân sẽ chỉ đạo địa phương báo cáo cụ thể các trường hợp lấn chiếm, xây dựng sai phép sau đó quận sẽ có phương án xử lý đòi lại cho đầm Hồng phần diện tích đã bị chiếm dụng

Tuy nhiên, ông Thái nói: “Nếu chỉ tính kè theo hiện trạng thì rất nguy hiểm, vì như thế sẽ trở thành hợp thức hóa cho các thửa đất đã lấn chiếm, san lấp mặt hồ. Chính vì vậy, ngoài phần mặt nước, đường dạo, cây xanh của dự án kè hồ, UBND quận Thanh Xuân đang xem xét phương án quản lý cho tốt nhất phần diện tích còn lại của đầm Hồng không nằm trong dự án kè hồ”.

Nếu như vậy, phần diện tích còn lại chưa có quy hoạch hiện đang ở đâu? Ông Thái cho biết, phần lớn diện tích này thuộc phần đất nằm trong bản án 757/1995 do Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên mà đến nay vẫn dai dẳng chưa xử lý được. Một phần khác, do người dân lấn chiếm, san lấp xây dựng nhà ở trong nhiều năm qua.

“Tới đây, UBND quận Thanh Xuân sẽ chỉ đạo địa phương báo cáo cụ thể các trường hợp lấn chiếm, xây dựng sai phép sau đó có quận sẽ có phương án xử lý đòi lại cho đầm Hồng phần diện tích đã bị chiếm dụng”, ông Thái khẳng định.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật